Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng biểu diễn bài hát cho học sinh lớp 1
- Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta, sau mỗi giờ học tập và làm việc căng thẳng, người ta lại tìm đến âm nhạc để xua tan đi những mệt mỏi, căng thẳng. Còn đối với trẻ em, âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca hát là được hoạt động để nhận biết thế giới xung quanh. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng trượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức rất tốt.
- Đối với học sinh lớp Một, phần lớn các tiết học chủ yếu là học hát và thông qua các tiết học giáo viên lồng ghép giáo dục, tình cảm, đạo đức, các kĩ năng hát theo giai điệu, tiết tấu, gõ đệm, đặc biệt là kĩ năng biểu diễn bài hát. Tuy vậy, đối với học sinh lớp Một là lứa tuổi còn rất bé, vừa rời xa vòng tay của mẹ, hoàn cảnh và môi trường giao tiếp còn hạn chế. Các em còn sợ sệt, rụt rè trước đông người. Nếu người giáo viên không khéo léo, không có phương pháp giảng dạy phù hợp, dễ dẫn đến việc làm các em càng trở nên rụt rè, nhút nhát hơn. Mạnh dạn tự tin luôn là kĩ năng cần thiết đối với mỗi con người nói chung và học sinh tiểu học nói riêng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng biểu diễn bài hát cho học sinh lớp 1

gần đúng giai điệu, tiết tấu của bài hát. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào khả năng, năng khiếu của từng học sinh. Để tất cả học sinh nắm bắt được tiết tấu của bài hát, trong bước đọc lời ca, sau khi đã nhớ lời, tôi hướng dẫn các em đọc kết hợp dùng nhạc cụ gõ đệm theo tiết tấu của bài hát. Ví dụ : Bài hát “Tổ quốc ta ” tôi cho các em đọc kết hợp gõ đệm như sau: Đọc: Ngàn đất đai phì nhiêu, đồng lúa xanh mởn mơ. Gõ x x x x x x x x x x Hoặc bài hát “Vào rừng hoa”, tôi hướng dẫn các em vừa đọc vừa vỗ tay như sau: Đọc: Cầm tay nhau cùng đi chơi, đi khắp nơi hái bông hoa tươi. Vỗ : x x x x x x x x x x x x x Muốn học sinh hát tốt giai điệu của bài hát, thì nhạc cụ và giọng hát của giáo viên là không thể thiếu trong một tiết dạy âm nhạc. Việc giáo viên hát mẫu là rất quan trọng vì khi giáo viên hát mẫu, giáo viên có thể kêt hợp với một vài động tác phụ hoạ đơn giản và nhịp nhàng, học sinh sẽ cảm thấy thích thú không kém với khi nghe bài hát qua băng, đĩa. Để học sinh hát đúng giai điệu của bài hát, trong bước chuẩn bị bài tôi xác định trước giọng hát chung của cả lớp để các em giữ chất giọng tự nhiên trong sáng phù hợp với học sinh lớp 1. Sau đó tôi chia bài hát thành từng câu hát ngắn để học sinh dễ nhớ lời ca khi đọc và lấy hơi đúng chỗ khi hát, giúp các em khi hát vào câu hát sau không bị hụt hơi. Khi tập hát tôi tập với tốc độ chậm hơn tốc độ bài hát yêu cầu để tất cả học sinh trong lớp có thể tập hát được bài hát, qua đó cũng giúp các em phát âm chưa rõ hoặc tiếp thu chậm có thể theo kịp với các bạn. Đối với một số bài hát có nhiều câu hát lặp lại về giai điệu, tôi gợi ý để học sinh phát huy tính sáng tạo chủ động học tập của mình bằng cách: cho học sinh nghe giai điệu trên đàn và hát lại đúng với giai điệu đã học. Ví dụ: Bài hát “Tổ quốc ta” có hai câu hát sau lặp lại về giai điệu: “Tổ quốc ta rộng bao la” và “Rừng núi cao, biển xanh xanh”. Tôi cho các em nghe giai điệu trên đàn và xung phong hát, cả lớp theo dõi nhận xét. Đối với các em tiếp thu bài chậm, sau khi tập hát tập thể từng câu tôi kiểm tra lại hai hoặc ba em hát theo hình thức cá nhân hoặc những em còn nhút nhát tôi kiểm tra theo nhóm ba đến bốn em. Nếu các em hát đã đúng giai điệu thì tuyên dương bằng tràng vỗ tay hoặc khen ngợi, nếu các em hát chưa tốt thì tôi trực tiếp hát mẫu hoặc cho các em hát đúng cùng hát hoà giọng với bạn, qua đó giúp các em cảm thấy tự tin và tạo dần cho các em có thói quen mạnh dạn. Giải pháp 5: Tạo sự mạnh dạn cho HS khi hướng dẫn học sinh hát kết hợp phụ hoạ Phụ họa cho bài hát là một phần rèn luyện để các em lĩnh hội và phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của mình đồng thời phát huy vai trò, tính chủ động, tích cực trong học tập. Vì vậy, sau khi hát tốt giai điệu bài hát, tôi hướng dẫn các em hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo nhịp, phách, theo tiết tấu lời ca hoặc vận động phụ họa, sử dụng bộ gõ cơ thể theo mỗi bài hát. Các động tác phụ họa hay bộ gõ cơ thể theo lời bài hát là góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện thói quen mạnh dạn tự tin khi biểu diễn bài hát. Để học sinh tập rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin của mình, trong phần này, tôi chia học sinh theo ba mức độ nhận thức khác nhau: Nhóm hát tốt và mạnh dạn; Nhóm hát chưa tốt nhưng mạnh dạn; Nhóm hát chưa tốt và chưa mạnh dạn. 5.1. Đối với nhóm hát tốt và mạnh dạn: Nhóm này có ưu điểm là hát tốt bài hát, mạnh dạn xung phong lên biểu diễn. Tôi thường gợi ý để học sinh tự trình bày bài hát trước, rồi uốn nắn sửa chữa (nếu các em phụ hoạ chưa đẹp). Tôi luôn chú ý động viên, tuyên dương những em có sự sáng tạo bằng những lời khen ngợi, những tràng pháo tay của các bạn, hoặc những bông hoa có gắn điểm mười 5.2. Đối với nhóm hát tốt nhưng chưa mạnh dạn: Với nhóm này các em hát hay, đúng hoặc gần đúng với giai điệu hoặc lời ca nhưng các em chưa mạnh dạn, chưa hăng hái, còn rụt rè khi tham gia biểu diễn. Biện pháp của tôi là: chia các em thảo luận theo nhóm 4 hoặc 5 em trong đó có 1 em có kĩ năng biểu diễn tốt làm nhóm trưởng, hướng dẫn các bạn còn lại. Trong khi tập phụ hoạ các em tự phát huy tính sáng tạo của mình, mặc dù các động tác biểu diễn chưa đẹp nhưng có sự giúp đỡ của bạn nhóm trưởng và các bạn khác các em dần tự tin, tự cảm thấy phải học tập bạn sao cho đúng cho hay và khi biểu diễn bài hát bài hát cùng nhóm các em sẽ thấy tự tin hơn khi biểu diễn một mình. Tránh để cho các em bị xấu hổ vì mình biểu diễn chưa đẹp. 5.3. Đối với nhóm hát chưa tốt và chưa mạnh dạn: Những học sinh thuộc nhóm này thường là có khả năng tiếp thu bài chậm, hoặc nói ngọng. Vì vậy trong tiết dạy bài hát mới, tôi thường giúp đỡ nhóm học sinh này bằng hình thức như: giáo viên hướng dẫn hát nhiều lần, cho các em hát hoà giọng với các bạn hát tốt sao cho các em hát đúng lời ca, đúng (hoặc gần đúng) giai điệu bài hát. Từ đó tạo cho các em sự tự tin về phần hát. Ngoài ra tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy bộ môn Tiếng Việt, cha mẹ của các em để có hướng khắc phục như luyện nói cho các em ở nhà, ở trường, ở mọi lúc mọi nơi giúp các em nói không bị ngọng, phát âm chính xác. Khi hướng dẫn phụ hoạ tôi giao nhiệm vụ cho các em: 1 em khá và mạnh dạn hướng dẫn 2 hoặc 3 em chưa mạnh dạn, hướng dẫn từng động tác thật chậm sau đó nhanh dần theo tốc độc của bài hát, để các em phát huy tinh thần giúp bạn cùng tiến, cùng nhau sữa chữa, giúp các em không ngại ngùng khi chưa biểu diễn được bài hát. Trong mỗi tiết học tôi tạo điều kiện cho các em biểu diễn, thể hiện mình nhiều hơn. Đặc biệt trong những tiết ôn hát, nhiều lần được hát, nhiều lần được biểu diễn các em sẽ dần hình thành cho mình sự mạnh dạn tự tin và không cảm thấy sợ sệt khi thể hiện mình trước đám đông. Sau mỗi lần biểu diễn, tôi thường khen ngợi các em có cố gắng dù là những cố gắng nhỏ nhất. Khi tập cho các em được sự tự tin trong biểu diễn bài hát tôi luôn nhắc nhở các em tập thể hiện cử chỉ, nét mặt, nụ cười một cách tự nhiên thoải mái, không máy móc gượng gạo. Điều này chỉ có được khi các em rèn luyện thường xuyên. Với mỗi tiết học chỉ có khoảng 35 phút vì vậy các thao tác của giáo viên phải thật nhanh nhẹn, khoa học, để có thời gian hợp lý cho học sinh lên bảng biểu diễn ít nhất mỗi em 1 lần/ 1 tiết. Cho các em trình bày dưới các hình thức: đơn ca, song ca, tam ca, tốp catập trình bày theo tổ, nhóm để rèn luyện tính đoàn kết tập thể. Giải pháp 6: Tổ chức chơi trò chơi lớp học Đối với lứa tuổi học sinh lớp 1, đây là giai đoạn trí não trẻ đang phát triển mạnh, ham tìm tòi, học hỏi, ham hiểu biết. Vì vậy tôi luôn kích thích học sinh bằng cách tổ chức những trò chơi nhỏ lồng ghép trong các tiết học như: vỗ tay theo nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn. Ví dụ : Nhóm 2 em – Tập hát vỗ tay theo phách Nhóm 3 em - Tập hát vỗ tay theo nhịp Hoặc nhóm 1 hát gõ đệm theo phách, nhóm 2 hát gõ đệm theo tiết tấu Khi nhận nhiệm vụ các em sẽ tìm tòi tập luyện, trao đổi cùng các bạn, cùng tìm ra cách thức mới, hình thức mới làm cho bài hát thêm sinh động. Trong quá trình ấy, các em sẽ góp ý sữa chữa cho nhau. Nâng cao khả năng nhận xét đánh giá cái hay, cái đẹp góp phần tạo nên sự tự tin khi trình diễn trước đông người. Ngoài ra, trong các tiết ôn tâp, tôi thường lồng ghép một số trò chơi như: hát thay lời ca bằng các chữ cái, nghe giai điệu đoán câu hát, bài hát, nghe hát tìm đồ vật...Đây là các trò chơi nhằm củng cố lại kiến thức các em đã được học, khi nắm vững những kiến thức các em sẽ thêm phần tự tin hơn khi biểu diễn bài hát trước đám đông. Các em không sợ mình làm sai, không ngượng nghịu trước các bạn về những lỗi nhỏ của mình. Ví dụ: Sau khi học xong bài hát “Tổ quốc ta” tôi cho học sinh chơi trò “ Nghe nhạc đoán câu hát” lấy giai điệu từ câu nhạc trong bài hát, tôi đàn cho học sinh nghe và đoán được ra câu hát tôi đàn trong bài. Từ trò chơi này, học sinh còn được luyện tai nghe để phát triển kĩ năng nghe nhạc, tiếp thu thêm kiến thức một cách nhẹ nhàng , làm nền tảng cho các lớp học sau. Hoặc đối với bài hát “Gà gáy ” tôi cho các em tập đóng vai, giả làm động tác như những chú gà con. Điều này cũng giúp các em hình thành thói quen kỹ năng phụ hoạ cho bài hát một cách chủ động, thoải mái, tự nhiên, không gượng ép, Tham gia trò chơi, các em được phát triển kỹ năng, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Đòi hỏi các em phải hòa cùng tập thể, có tinh thần tập thể. Từ đó, các em sẽ mạnh dạn tự tin, thân thiện với mọi người, chủ động hơn trong mọi tình huống. Ví dụ: Trò chơi “Chiếc nón kì diệu”: Chiếc nón có dán những hình ảnh có trong bài hát đã học. Mỗi nhóm chọn hình ảnh và đoán bài hát. Sau đó hát bài hát có hình ảnh tương ứng. Hoặc trò chơi “Tôi là ca sĩ”: Mỗi nhóm lần lượt lên bốc thăm tên bài hát. Trúng bài hát nào, nhóm sẽ thể hiện bài hát đó kết hợp múa phụ họa. Hay trò chơi: “Ai nhanh hơn”: Nghe nhạc đoán tên bài hát. Nhóm nào đoán nhanh và nhiều tên bài hát đúng sẽ là nhóm chiến thắng. Khi tham gia chơi các trò chơi, tôi động viên tất cả các thành viên trong lớp đều tham gia. Có thi đua, học sinh mới thực sự thể hiện hết khả năng của mình, tích cực hơn, mạnh dạn hơn, bước đầu hình thành cho học sinh có thêm nhiều kỹ năng trong cuộc sống. Giải pháp 7: Tổ chức các hoạt động ngoại khoá Một trong các phương pháp đặc biệt mang lại hiệu quả cao trong việc tạo hứng thú cũng như tăng cường kỹ năng biểu diễn bài hát, tự tin mạnh dạn trước đám đông đó là tổ chức các hoạt động ngoại khoá ngoài giờ lên lớp. Các hoạt động này giúp học sinh thư giãn, lấy lại cân bằng tâm lý sau các giờ học căng thẳng, đồng thời giúp học sinh ôn lại các kỹ năng kiến thức đã học, khuấy động phong trào văn nghệ, tạo không khí vui vẻ hoà đồng, giúp các em gần gũi nhau hơn, đoàn kết, mạnh dạn tự tin hơn. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng một số hoạt động sau: 7.1. Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ Tôi thường hướng dẫn cho học sinh giao lưu văn nghệ vào các tiết ôn tập trong tháng, hoặc 2 -3 tháng một lần, tuỳ vào thời gian và chủ điểm hoạt động trong tháng. Ví dụ: Tháng 11: Chủ điểm “Nhớ ơn thầy cô giáo ” Tôi gợi ý cho học sinh tự chuẩn bị các tiết mục có nội dung ca ngợi về thầy cô giáo, mỗi lớp 1 đến 2 tiết mục, các hình thức biểu diễn là đơn ca, song ca, tốp ca, múasao cho tất cả học sinh trong lớp được tham gia. Ban giám khảo của cuộc thi là các em, để các em có dịp tự nhận xét phê bình, bình luận về những gì mắt thấy tai nghe và sự cảm nhận riêng của mình. Từ đó các em sẽ học hỏi lẫn nhau biết cách sữa chữa những sai sót của mình trong các tiết học và phải tập tính mạnh dạn tự tin không chịu thua kém các bạn. 7.2. Phối hợp trong việc tổ chức các cuộc thi văn nghệ cấp trường Tôi thường phối hợp với Liên đội lên kế hoạch tổ chức các cuộc thi Hát dân ca, Giai điệu tuổi hồng cấp trường vào các ngày lễ lớn trong năm học. Qua các cuộc thi này các em có điều kiện học tập, giao lưu với các lớp lớn, từ đó giúp các em thêm kinh nghiệm, rèn luyện thêm sự mạnh dạn, tự tin trước tập thể. Giải pháp 8: Đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra, đánh giá Một trong những nguyên nhân khiến học sinh chưa mạnh dạn là do cách đánh giá của chúng ta không thỏa đáng. Theo GS.TS Lê Phương Nga: "Phải đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh tiểu học theo một chiến lược dạy học lạc quan - đó là nhấn mạnh vào mặt thành công của học sinh". Vì vậy, để tạo hứng thú cho học sinh, trong các tiết dạy tôi thường xuyên động viên, khích lệ những kết quả của các em: Nhận xét bằng lời trực tiếp khi giảng dạy. Khi nhận xét tôi luôn chú trọng vào những ưu điểm của học sinh, tôn trọng những sáng tạo của HS, dù rất nhỏ, đồng thời, tập cho mình có một cách nhìn: Học sinh tiểu học em nào cũng ngoan, em nào cũng giỏi, em nào cũng cố gắng. Chỉ có em này ngoan, giỏi, cố gắng nhiều hơn, em kia ngoan, giỏi, cố gắng ít hơn mà thôi. Trước khi giáo viên nhận xét, đánh giá, tôi cho các em tự nhận xét về ưu - khuyết điểm của mình, của bạn để các em tự nhìn nhận khả năng biểu diễn của mình, cũng như nhận xét, phê bình đánh giá cái hay, cái đẹp khi mắt thấy, tai nghe. Rèn luyện điều này thường xuyên làm tăng khả năng tự tin, tính cầu tiến, tăng khả năng sáng tạo để mình không thua kém những bạn bè khác. Khi HS đạt được thành công trong học tập sẽ tạo ra hứng thú và niềm say mê học tập, niềm tự hào về thành công, cảm giác xúc động khi thành công mới là nguồn gốc thật sự của ham muốn học hỏi. Việc khuyến khích, động viên học sinh mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể là điều vô cùng cần thiết. Đối với những câu trả lời chưa đạt yêu cầu, tôi nhận xét và khuyến khích các bạn cố gắng hơn nữa trong các lần tiếp theo. Để học sinh có được kỹ năng giao tiếp tốt thì những ngày bắt đầu chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, phương pháp khuyến khích học sinh tự tin nêu ra ý kiến của mình là điều vô cùng cần thiết. Những lời khen, sự động viên sẽ có sức mạnh rất lớn để tạo ra kết quả tích cực. Để rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thì một trong những phương pháp hiệu quả là khen thưởng và động viên kịp thời đối với các bạn học sinh có cố gắng và tự tin giao tiếp đạt được những kết quả cao. Đây sẽ là động lực vô cùng lớn để học sinh thi đua tích cực trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp Một. III. Tính mới, tính sáng tạo - Khi viết đề tài này, mong muốn duy nhất của tôi là giúp các em học sinh lớp Một luôn mạnh dạn, tự tin, trong học tập cũng như giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày. - Sau khi áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng biểu diễn cho học sinh lớp 1, tôi thấy học sinh rất hứng thú, say mê, tích cực tham gia vào các hoạt động của môn học. - Các em đã có kỹ năng trình diễn, biểu diễn bài hát: phong cách tự tin, hát to rõ ràng, nét mặt tươi vui, phấn khởi. - Biện pháp này là động lực để giúp các em học sinh có năng khiếu mạnh dạn tham gia vào các hoạt động văn nghệ của trường, góp phần nâng cao khả năng ca hát của các em. IV. Khả năng áp dụng, nhân rộng: - Sáng kiến: “Biện pháp rèn kỹ năng biểu diễn bài hát cho học sinh lớp Một” trong môn Âm nhạc có thể áp dụng ở khối lớp 1 trong nhà trường cũng như nhân rộng ở các trường Tiểu học khác. Tuy nhiên để đạt được những kết quả này không phải trong một vài tiết học là rèn cho học sinh có hiệu quả, mà giáo viên phải có sự kiên trì bền bỉ nhận xét, động viên, luyện tập để các em tiếp nhận chính xác và hiệu quả nhất kiến thức mình truyền đạt. V. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp 1. Hiệu quả kinh tế - xã hội: Học sinh có hứng thú trong học tập, tạo tinh thần học tập thoải mái, thêm yêu thích môn học và ngày càng thân thiện với trường, lớp hơn. Giúp học sinh tiếp cận với kiến thức bài học một cách tự nhiên, dễ dàng. Những điều này góp phần hình thành và phát triển năng lực mỗi con người trong xã hội mới. 2. Giá trị làm lợi khác. - Chất lượng học sinh được cải thiện, giúp phụ huynh yên tâm, tin tưởng vào phương pháp dạy học của giáo viên. - Góp phần phát triển về năng lực, phẩm chất cho học sinh. - Đạt được mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Xác nhận) Hải Phòng, ngày 22 tháng 02 năm 2022 Người viết đơn Mai Huyền Trang Trịnh Thị Hương Giang
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ky_nang_bieu_dien_bai_ha.doc