Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở trường tiểu học thông qua việc dạy và học phân môn Tập đọc nhạc, phân môn Âm nhạc thường thức và học hát
- Dạy Âm nhạc trong trường Tiểu học là vấn đề đang được quan tâm ở nước ta. Bởi vì Âm nhạc vừa là một nghệ thuật, vừa như một ngôn ngữ toàn cầu, giúp học sinh phát triển nhận thức về bản thân và cuộc sống, giúp các em hoàn thiện nhân cách, phát triển trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo.
- Tuy nhiên, trong thực tế tại đơn vị mà mình công tác, bản thân nhận thấy thực trạng tồn tại là có rất ít học sinh tập trung cho bộ môn âm nhạc. Có nhiều lí do khác nhau như: Các em cho là môn học phụ hay đây chỉ là môn học thiên về tính giải trí cao … và các em còn thơ ơ với các buổi sinh hoạt văn nghệ ở trường, ở lớp và đặc biệt là còn khá nhiều em thụ động trong tiết học âm nhạc mà cụ thể là trong phân môn học hát, hay phân môn tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức. Chính vì lẽ đó, là một giáo viên được phân công phụ trách giảng dạy môn Âm nhạc ở trường tiểu học Thị trấn Kinh Cùng, bản thân đã áp dụng biện pháp “Giúp học sinh học tốt môn Âm Nhạc ở trường tiểu học thông qua việc dạy và học phân môn tập đọc nhạc, phân môn âm nhạc thường thức và học hát” nhằm kích thích sự đam mê, hứng thú của học sinh đối với môn học mà mình phụ trách.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở trường tiểu học thông qua việc dạy và học phân môn Tập đọc nhạc, phân môn Âm nhạc thường thức và học hát

BÀI THUYẾT TRÌNH “BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC, PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC VÀ HỌC HÁT” - Dạy Âm nhạc trong trường Tiểu học là vấn đề đang được quan tâm ở nước ta. Bởi vì Âm nhạc vừa là một nghệ thuật, vừa như một ngôn ngữ toàn cầu, giúp học sinh phát triển nhận thức về bản thân và cuộc sống, giúp các em hoàn thiện nhân cách, phát triển trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo. - Tuy nhiên, trong thực tế tại đơn vị mà mình công tác, bản thân nhận thấy thực trạng tồn tại là có rất ít học sinh tập trung cho bộ môn âm nhạc. Có nhiều lí do khác nhau như: Các em cho là môn học phụ hay đây chỉ là môn học thiên về tính giải trí cao và các em còn thơ ơ với các buổi sinh hoạt văn nghệ ở trường, ở lớp và đặc biệt là còn khá nhiều em thụ động trong tiết học âm nhạc mà cụ thể là trong phân môn học hát, hay phân môn tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức. Chính vì lẽ đó, là một giáo viên được phân công phụ trách giảng dạy môn Âm nhạc ở trường tiểu học Thị trấn Kinh Cùng, bản thân đã áp dụng biện pháp “Giúp học sinh học tốt môn Âm Nhạc ở trường tiểu học thông qua việc dạy và học phân môn tập đọc nhạc, phân môn âm nhạc thường thức và học hát” nhằm kích thích sự đam mê, hứng thú của học sinh đối với môn học mà mình phụ trách. 1. Về thời điểm áp dụng và đối tượng áp dụng: Biện pháp được áp dụng đối với học sinh lớp 3,4,5 trường tiểu học Thị trấn Kinh Cùng trong năm học 2019 - 2020. 2. Về các biện pháp thực hiện: 2.1. Đối với phân môn học hát: - Trong 1 tiết học thông thường thì mỗi bài hát có nhiều cách vỗ tay như: vỗ tay theo phách, tiết tấu lời bài ca, theo nhịp, nhưng cách vỗ tay này thì HS đã quen và rất đơn điệu, chưa tạo được sự mới lạ thu hút học sinh tham gia. Chính vì vậy, tôi đã áp dụng biện pháp là hát kết hợp vận động cơ thể theo tiết tấu. Bằng những kí hiệu như: tay, chân,, vai kết hợp vào trò chơi tiết tấu bằng bộ gõ cơ thể theo bài hát, chẳng hạn: Khi dạy hát bài: “ Ngày mùa vui” Ví dụ: Câu 1: Nghe véo von trong vòm cây họa mi với chim oanh. + Nghe véo von : hai tay vỗ vào đùi + Trong vòm cây : hay tay vỗ vào nhau + Họa mi với: hay tay vỗ chéo lên vai + Chim oanh : dùng ngón tay. Học sinh thực hiện lần lượt đến hết bài. GV hướng dẫn học sinh khởi động Học sinh lớp 3 tham gia khởi động trong phân môn học hát Học sinh lớp 3 khởi động âm nhạc bằng động tác cơ thể - Và các động tác này có thể sáng tạo ra nhiều động tác khác sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Có thể vỗ tay theo cặp, vỗ chéo nhau nhằm tạo sự giao lưu, gần gũi và gắn kết cùng bạn mình trong từng hoạt động. Các động tác của cơ thể đã giúp các em có được sự linh hoạt cần thiết đối với môn học âm nhạc và trong các hoạt động tiếp theo các em thật sự phấn khởi, hào hứng và tích cực nhiều hơn. 2.2. Đối với phân môn tập đọc nhạc: - Cũng như các môn học khác, trò chơi luôn được chú trọng trong phần củng cố bài hay lồng ghép trong từng hoạt động dạy học, hoặc trong các tiết ôn tập. Chính vì thế, đối với môn âm nhạc, tùy theo đặc điểm của từng bài học và đối tượng học sinh mà tổ chức sao cho phù hợp đặc biệt là đối với phân môn tập đọc nhạc vì đây là phân môn khó và có rất ít hình thức tổ chức trong phần củng cố bài. Tôi đã tổ chức nhiều hình trò chơi khác nhau như: “Điền khuyết”, “ Tập đính nốt nhạc trên khuông “+” hay “nghe tiết tấu đoán tên bài Tập đọc nhạc” chẳng hạn: - Đối với tiết 13: Tập đọc nhạc số 4 (SGK lớp 5). Tôi sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi “Điền khuyết” trong phần củng cố bài. Ví dụ: + GV ghép bài TĐN ra bảng phụ thiếu 1 số nốt bất kì trong ô nhịp nào. + HS nghe GV đàn bài vài lần và phải tìm được và điền vào những nốt nhạc thiếu đó. GV hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi Học sinh tham gia trò chơi trong tiết học trong phân môn Tập đọc nhạc Học sinh tham gia trò chơi trong tiết học trong phân môn Tập đọc nhạc Hoặc có thể tổ chức với hình thức khác như: - Chia thành 2 đội, mỗi đội có thể chọn từ 3 đến 5 em. Trong thời gian quy định, cả hai đội cùng đính nốt nhạc trên khuôn nhạc khuyết. Hay tổ chức với cách khác: Từng em của mỗi đội lần lượt lên đính nốt nhạc xong rồi và chạm vào tay bạn kế tiếp, thực hiện đến khi nào theo thời gian qui định. Học sinh tham gia trò chơi trong tiết học trong phân môn Tập đọc nhạc Học sinh tham gia trò chơi trong tiết học trong phân môn Tập đọc nhạc Học sinh tham gia trò chơi trong tiết học trong phân môn Tập đọc nhạc Sau cùng là nhận xét, tuyên dương, khuyến khích các em tham gia trò chơi. Giáo viên nhận xét tuyên dương học sinh - Hình thức tổ chức này sẽ góp phần rèn trí nhớ âm nhạc, kích thích kỹ năng nghe và phản xạ nhanh, giáo dục các em học được tính đoàn kết khi tham gia trò chơi. Qua đó, các em tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên với tinh thần vui tươi, thoải mái mà đảm bảo mục tiêu bài học và mục tiêu giáo dục. 3. Phân môn Âm nhạc thường thức: - Ở Tiểu học, các em học âm nhạc thường thức nhằm biết sơ lược về một số tác giả, tác phẩm âm nhạc Việt Nam, nước ngoài, một số nhạc cụ phương Tây, nhạc cụ dân tộc phổ biến, về dân ca Việt Nam, dân ca một số dân tộc ít người... như vậy, ngoài việc học hát, học tập đọc nhạc thì học sinh còn được giới thiệu một số nhạc cụ, được nghe kể chuyện về một số nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giớiVới dạng bài này, nếu giáo viên chỉ sử dụng một vài bức tranh minh họa thì hiệu quả của tiết học sẽ không cao, học sinh sẽ có ấn tượng mờ nhạt sau tiết học. Ngược lại, nếu khai thác tốt thì đây là một dạng bài học sinh rất hứng thú bởi tính tò mò, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh. Như vậy, để học sinh không nhàm chán mà có sự yêu thích phân môn này, tôi sưu tầm tranh ảnh, hình vẽ, băng hình,... đó là những phương tiện hỗ trợ đắc lực để giúp tôi giảng dạy phân môn âm nhạc thường thức phát huy được thế mạnh, thẩm mỹ Âm nhạc khắc sâu những kiến thức của giáo viên muốn truyền đạt tới các em một cách hấp dẫn. - Trong 3 dạng bài của phân môn âm nhạc thường thức gồm: Phương pháp nghe nhạc, phương pháp kể chuyện, phương pháp giới thiệu nhạc cụ, tôi đã áp dụng phương pháp giới thiệu các loại nhạc cụ như sau: VD: Khi giới thiệu một số loại nhạc cụ nước ngoài, tôi cho HS xem tranh ảnh về cái loại nhach cụ, các em hiều được tính chất, hình dáng cấu tạo. + GV đàn hoặc sưu tầm trên Internet cho các em nghe, phân biệt âm sắc từng loại nhạc cụ và đoán xem âm thanh vừa nghe của loại nhạc cụ nào. - Về cách thức tổ chức trò chơi trong phương pháp giới thiệu các loại nhạc cụ thì giáo viên cần lưu ý: ngoài những thể loại nhạc cụ nước ngoài, giáo viên và học sinh sưu tầm thêm những loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam để giúp các em thêm yêu thích và nuôi dưỡng lòng đam mê đối với các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc. 3. Về hiệu quả khi áp dụng : Qua thời gian áp dụng các biện pháp vào giảng dạy môn Âm Nhạc tại đơn vị, tôi nhận thấy những thay đổi tích cực từ phía học sinh, cha mẹ học sinh cũng như cộng đồng xã hội. Các em tự tin chiếm lĩnh kiến thức mới, các kĩ năng hợp tác, chia sẻ, kĩ năng giao tiếp tiến bộ rõ rệt. Các em thực sự làm chủ trong quá trình học tập, yêu thích các hoạt động trong từng tiết dạy và chủ động phối hợp cùng các bạn để trao đổi, học tập lẫn nhau. Đồng thời, các em tham gia tích cực trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở trường và xem âm nhạc là hoạt động văn hóa đời sống tinh thần đối với các em. Giúp các em càng yêu thích môn âm nhạc, thích ca hát và tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của nhà trường ngày càng lớn mạnh. Sau đây là số liệu so sánh kết quả học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng những biện pháp mà tôi mới trình bày: Khối Tổng số HS Trước khi áp dụng các biện pháp Sau khi áp dụng các biện pháp Hoàn thành tốt Tỷ lệ Hoàn thành Tỷ lệ Hoàn thành tốt Tỷ lệ Hoàn thành Tỷ lệ 3, 4, 5 511 212 41% 299 59% 358 89% 153 11% 4. Tính mới, sáng tạo: Học sinh được tiếp cận phần khởi động bằng bộ gõ cơ thể theo bài hát với nhiều động tác khác nhau tùy theo đối tượng học sinh. Trong những hình thức tổ chức dạy học và phương pháp đã được áp dụng đối với các phân môn trong môn học âm nhạc, có nhiều trò chơi, phương pháp đã kích thích sự phát triển tư duy, rèn trí nhớ âm nhạc và các kỹ năng, năng khiếu ở các em. Đây là những biện pháp lần đầu tiên được áp dụng tại trường tiểu học Thị trấn Kinh Cùng. 5. Tính khả thi: Các biện pháp đã nêu trên được thực hiện và đã đạt hiệu quả tại trường tiểu học thị trấn Kinh Cùng và có thể áp dụng nhân rộng trong toàn huyện. Kinh Cùng, ngày 28 tháng 09 năm 2020 Duyệt của BGH Người thực hiện Nguyễn Dương Khánh Tiên
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_am_nhac_o_tr.docx