Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc

Qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường Tiểu học Nghĩa Hưng, tôi nhận thấy cả 3 phân môn học hát, tập đọc nhạc, phát triển khả năng âm nhạc đều quan trọng, nhưng đối với các em học sinh trường tiểu học Nghĩa Hưng, phân môn các em cảm thấy khó khăn nhất là phân môn tập đọc nhạc. Bên cạnh những em trìnhbày tự nhiên và thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ đọc với tính chất thuộc lòng, đúng tên nốt mà chưa đúng cao độ, trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài tập đọc nhạc, nhiều em còn rất lúng túng, đọc sai tên nốt mà các em vẫn không biết. Hơn nữa, do không có phòng học riêng lại thiếu giáo viên nên phải dồn lớp dẫn đến học sinh quá đông ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học bộ môn. Tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được.
docx 4 trang SKKN Âm Nhạc 26/03/2025 300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc
BIỆN PHÁP
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
Họ tên: Cao Thị Thu Hương
Dạy môn Âm nhạc
Trường Tiểu học Nghĩa Hưng
Tên biện pháp: Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc.
Những bất cập trong công tác giảng dạy:
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường Tiểu học Nghĩa Hưng, tôi nhận thấy cả 3 phân môn học hát, tập đọc nhạc, phát triển khả năng âm nhạc đều quan trọng, nhưng đối với các em học sinh trường tiểu học Nghĩa Hưng, phân môn các em cảm thấy khó khăn nhất là phân môn tập đọc nhạc. Bên cạnh những em trình bày tự nhiên và thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ đọc với tính chất thuộc lòng, đúng tên nốt mà chưa đúng cao độ, trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài tập đọc nhạc, nhiều em còn rất lúng túng, đọc sai tên nốt mà các em vẫn không biết. Hơn nữa, do không có phòng học riêng lại thiếu giáo viên nên phải dồn lớp dẫn đến học sinh quá đông ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học bộ môn. Tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được.
Vậy làm thế nào để các em đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu bài tập đọc nhạc? Trước những hạn chế thực tại, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em học tập đọc nhạc khá hiệu quả mà tôi đã áp dụng.
Những biện pháp tiến hành để khắc phục:
Để đạt được mục tiêu bài dạy, đồng thời căn cứ vào thực trạng dạy phân môn tập đọc nhạc ở trường tiểu học Nghĩa Hưng, tôi mạnh dạn thay đổi quy trình dạy tập đọc nhạc gồm 6 bước (thay cho 9 bước như trước kia) sẽ mang lại hiệu quả và chất lượng tốt hơn:
Bước 1: Giới thiệu bài tập đọc nhạc, tên tác giả, xác định tên nốt, hình nốt trên khuông nhạc khóa son.
Cách 1: Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin dùng phần mềm Powerpoint để trình chiếu trân dung tác giả, tranh ảnh liên quan đến bài dạy, bản nhạc bài tập đọc nhạc và giới thiều về bài tập đọc nhạc cho học sinh một cách ngắn gọn, xúc tích.
Cách 2: Giáo viên treo bảng phụ bài tập đọc nhạc lên bảng và giới thiều về bài tập đọc nhạc cho học sinh một cách ngắn gọn rồi vào bài tập đọc nhạc.
Dạy đọc nốt trên khuông nhạc khóa sol: Giáo viên gợi ý cho học sinh đọc từng nốt theo ký hiệu bàn tay. Giúp học sinh nhớ được vị trí nốt nhạc và thuộc tên nốt nhạc.
Bước 2: Đọc cao độ của bài tập đọc nhạc.
Giáo viên dịch giọng sao cho phù hợp với giọng của học sinh. Giáo viên cho học sinh đọc cao độ từ nốt thấp lên nốt cao rồi theo chiều ngược lại.
Giáo viên cho học sinh nhận biết cao độ của các nốt nhạc trong bài tập đọc nhạc.
Giáo viên cho học sinh đọc từng nốt nhạc trong bài tập đọc nhạc.
Bước 3: Đọc tiết tấu của bài tập đọc nhạc.
Thường có 3 cách để các em thực hiện tiết tấu.
Cách thứ nhất: Giáo viên đọc tên nốt nhạc theo tiết tấu
Cách thứ hai: Chỉ gõ tiết tấu mà không đọc tên nốt nhạc theo tiết tấu.
Cách thứ ba: Giáo viên vừa đọc tên nốt nhạc theo tiết tấu vừa gõ tiết tấu.
Cách thứ tư: Đọc tên nốt nhạc theo tiết tấu kết hợp với gõ theo nhịp.
Bước 4: Tập đọc từng câu theo lối móc xích và đọc cả bài.
Giáo viên đệm đàn và đọc trước 1 - 2 lần hoặc chỉ định 1 - 2 học sinh đọc tốt cho các em nghe để các em nắm vững tên nốt nhạc và vị trí nốt nhạc hoặc giáo viên đàn giai điệu cả bài 1 - 2 lần để học sinh bước đầu hình thành giai điệu, đồng thời các em thấy tự tin hơn.
Đọc từng câu: Giáo viên đàn mỗi câu 2 - 3 lần rồi bắt nhịp cho học sinh đọc hòa cùng tiếng đàn. Giáo viên chỉ định 1 - 2 em đọc lại – Giáo viên hướng dẫn các em sửa những chỗ đọc chưa đạt.
Đọc cả bài: Giáo viên đàn giai điệu cả bài 1 – 2 lần, học sinh đọc hòa cùng tiếng đàn.
Bước 5: Ghép lời ca và gõ đệm.
Ghép lời ca: Giáo viên đàn giai điệu cả bài 2 lần. Lần 1 các em đọc nhạc, lần 2 các em tự ghép lời ca.
Thông thường có 3 cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài tập đọc nhạc.
Cách 1: Hát kết hợp gõ theo nhịp
Cách 2: Hát kết hợp gõ theo tiết tấu
Cách 3: Hát kết hợp gõ theo phách
Bước 6: Củng cố, kiểm tra
Ở đây giáo viên có thể có những câu hỏi như: Các em có cảm nhận như thế nào về bài học hôm nay? Giai điệu của bài tập đọc nhạc như thế nào? Tính chất vui hay buồn? Nhanh hay chậm?... Ngoài ra giáo viên có thể kiểm tra bằng cách chia nhóm, tổ, cá nhân đọc kết hợp vỗ đệm và nhận xét lẫn nhau.
Kết quả đã đạt được sau khi khắc phục.
Với khả năng của bản thân và vốn kiến thức mà tôi có được, cùng với sự cố gắng nỗ lực của học sinh, ngay từ đầu năm học tôi đã áp dụng thực hiện giảng dạy phân môn tập đọc nhạc với các biện pháp như đã trình bày ở trên tôi thấy việc tạo cho học sinh một không khí vui tươi trong tiết học tập đọc nhạc là điều vô cùng quan trọng. Giờ học tập đọc nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm Học vui - Vui học.
Để học sinh đến với tiết học một cách nhẹ nhàng và thoải mái, giáo viên phải luôn năng động và sáng tạo trong hình thức tổ chức tiết học tôi nhận thấy: Trước đây học sinh ngại học tập đọc nhạc, ngại thể hiện, thậm chí có em không chịu đọc nhạc thì nay các em đón nhận giờ học tập đọc nhạc một cách rất say mê, hứng thú, học sinh chủ động tiếp thu bài một cách dễ dàng, và đã phát huy được tính tích cực học tập của học sinh do đó kết quả đã nâng lên rõ rệt, các em thoải mái về tinh thần và có hưng phấn để nhẹ nhàng tiếp nhận thông tin của những môn học khác.
Trong giảng dạy, tôi chú trọng uốn nắn các em kĩ năng đọc nhạc sao cho chuẩn xác. Bên cạnh đó tôi chọn ra những em có năng khiếu ca hát và khả năng biểu diễn để tập luyện những tiết mục đặc sắc để tham gia văn nghệ trong trường và các chương trình giao lưu, Hội thi do địa phương và ngành tổ chức. Tất cả đều đạt kết quả cao, chất lượng tốt. Cụ thể năm học 2018 - 2019 đã đạt giải Ba toàn đoàn Hội thi Giai điệu tuổi hồng cấp huyện, kết quả học tập môn âm nhạc là 100% các em đạt hoàn thành. Trong đó những em hoàn thành tốt ngày một tăng.
So sánh kết quả thực nghiệm:
Trước khi áp dụng
Lớp học trầm
Đọc nhạc chậm chạp, ngại đọc.
Chưa thể hiện được tính chất, tình cảm bài tập đọc nhạc.
Chưa biết nêu cảm nhận của mình về bài tập đọc nhạc.
Chưa mạnh dạn trong nhận xét các bạn đọc bài tập đọc nhạc.
Số học sinh rụt rè, nhút nhát khi gọi đọc bài còn nhiều.
Bài học kinh nghiệm.
Sau khi áp dụng
Lớp học sôi nổi, tích cực.
Đọc nhạc nhanh nhẹn, hăng hái đọc.
Thể hiện được tình cảm sắc thái của bài tập đọc nhạc.
Biết nêu cảm nhận của mình về bài tập đọc nhạc.
Mạnh dạn nhận xét các bạn đọc tập đọc nhạc.
Số học sinh mạnh dạn, tự tin khi đọc nhạc tăng lên nhiều.
Bên cạnh những kết quả đạt được đó tôi tích luỹ được một số kinh nghiệm sau: Tập đọc nhạc là phân môn khó học, việc giảng dạy cho học sinh cấp Tiểu học đòi hỏi phải có những biện pháp đặc thù riêng. Hơn nữa, người giáo viên còn phải biết lựa chọn và áp dụng các biện pháp sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Với một số biện pháp nêu trên, qua thực tế giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy hiệu quả của các biện pháp này là khá cao. Tuy nhiên, khi vận dụng giáo viên có thể tuỳ cơ ứng biến sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể để kết quả học tập của các em ngày càng được nâng cao hơn.
Là giáo viên dạy Âm nhạc, tôi luôn tự trau dồi kiến thức chuyên môn cho mình, không ngừng học hỏi đồng nghiệp và biết lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. Phải có lòng yêu nghề, tận tâm, tận tuỵ với công tác giảng dạy, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nhất là cần có nhiều thời gian cho việc rèn luyện cách sử dụng đồ dùng dạy học sao cho nhuần nhuyễn, không bị lúng túng trước học sinh.
- Dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cụ thể vào từng bài dạy. Nắm vững kiến thức và truyền thụ kiến thức một cách chính xác theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
Xác nhận của nhà trường.	Người viết HIỆU TRƯỞNG
Ninh Bảo Ngọc	Cao Thị Thu Hương

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot_phan_mon_tap_doc.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc.pdf