Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và học tốt các bài hát dân ca ở Trường Tiểu học Lương Nghĩa 3
Âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống con người. Nếu thiếu âm nhạc thì cuộc sống của con người chẳng khác gì như cây xanh thiếu ánh sáng mặt trời để quang hợp. Đặc biệt đối với trẻ thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà, trong trẻo của Âm nhạc là dòng sữa ngọt ngào giúp trẻ phát triển toàn diện. Không như các loại hình nghệ thuật khác: hội hoạ, văn học, điện ảnh, Âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấu cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.
Ngay từ thuở ấu thơ, mỗi trẻ em trong cộng đồng dân tộc Việt đã được tắm mình trong những âm điệu ngọt ngào, thiết tha của những câu hát ru. Những làn điệu dân ca tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng miền đã làm rung động tâm hồn mỗi người dân Việt.
Hát là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, đã và đang được gìn giữ, phát triển. Đối với giáo dục, các bài hát đã được đưa vào trong chương trình học của các bậc học. Do vậy sự hiểu biết của các em học sinh tiểu học về các bài hát ngày càng sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập tràn lan của những dòng nhạc hiện đại, nhạc giải trí đã khiến cho các em ít quan tâm tới việc lưu giữ các bài hát tuổi thơ, các làn điệu dân ca riêng của quê hương mình. Cho nên tôi đã chọn đề tài này để góp phần định hướng thị hiếu thưởng thức âm nhạc cho học sinh, đồng thời góp phần lưu giữ, bảo tồn giá trị văn học truyền thống của dân tộc, giúp cho tất cả học sinh yêu thích học hát, hát hay, hát đúng các bài hát hợp với lứa tuổi và các bài dân ca góp phần bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa to lớn của dân tộc,
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và học tốt các bài hát dân ca ở Trường Tiểu học Lương Nghĩa 3

của dân tộc Việt Nam, đã và đang được gìn giữ, phát triển. Đối với giáo dục, các bài hát đã được đưa vào trong chương trình học của các bậc học. Do vậy sự hiểu biết của các em học sinh tiểu học về các bài hát ngày càng sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập tràn lan của những dòng nhạc hiện đại, nhạc giải trí đã khiến cho các em ít quan tâm tới việc lưu giữ các bài hát tuổi thơ, các làn điệu dân ca riêng của quê hương mình. Cho nên tôi đã chọn đề tài này để góp phần định hướng thị hiếu thưởng thức âm nhạc cho học sinh, đồng thời góp phần lưu giữ, bảo tồn giá trị văn học truyền thống của dân tộc, giúp cho tất cả học sinh yêu thích học hát, hát hay, hát đúng các bài hát hợp với lứa tuổi và các bài dân ca góp phần bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa to lớn của dân tộc, 2. Cơ sở thực tiển: a. Thuận lợi: - Được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp lãnh đạo trong việc dạy – học. - Từ nhiều năm nay, Bộ giáo dục đã đưa chương trình dạy hát vào các trường học phổ thông từ cấp học Mầm non với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Do vậy, học sinh sớm được làm quen với các bài hát nên khi bước sang Tiểu học, nội dung học hát này không còn lạ đối với các em. - Học sinh được tiếp thu nền giáo dục Âm nhạc theo chương trình đổi mới, đối tượng học sinh tương đối đồng đều. - Phần đông học sinh rất yêu thích học hát, nhiệt tình đóng góp trong giờ học. - Có giáo viên chuyên môn Âm nhạc vững vàng, luôn thể hiện đúng sắc thái tình cảm của từng bài hát khi giảng dạy. - Giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy. - Giáo viên được đào tạo sâu về chuyên môn, được dự các lớp tập huấn chuyên ngành. - Có nhiều tài liệu tham khảo về chuyên môn giúp giáo viên chuẩn bị tốt các tiết dạy trước khi lên lớp. b. Khó khăn: Xuất phát từ thực trạng giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinh ở trường TH Lương Nghĩa 3 thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc nghèo khó nên cơ sở vật chất còn thiếu, nhất là các dụng cụ phục vụ cho môn học. Tỉ lệ học sinh dân tộc Khơme chiếm trên 70%, khả năng nghe và hiểu Tiếng Việt của các em còn hạn chế nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em. Đa số là gia đình nghèo, khó khăn nên nhiều phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của các em. Ngoài thời gian ở trường, các em còn phải giúp gia đình kiếm sống nên các em không thường xuyên tham gia học tập ở nhà trường. Phần đông các em còn nhút nhát trong khi tập luyện, chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học, đặc biệt là việc gìn giữ các bài hát làn điệu dân ca của quê hương, các em còn xem môn học Âm nhạc là một môn phụ, chỉ quan tâm đến các môn học khác như: Tiếng việt, toán nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú với môn học này tạo nên sự khô khan cứng nhắc trong môn học. Qua khảo sát ngẫu nhiên ở một số lớp tôi ghi nhận kết quả ở Học kỳ I năm học 2019 – 2020 như sau: Đánh giá LỚP 3a1 4a2 5a1 TỔNG SỐ TỈ LỆ TỔNG SỐ TỈ LỆ TỔNG SỐ TỈ LỆ Yêu thích hát dân ca 20/27 74,1% 29/35 82,9% 21/30 70% Chưa yêu thích hát dân ca 7/27 25,9% 6/35 17,1% 9/30 30% c. Nguyên nhân: - Trường TH Lương Nghĩa 3 thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc nghèo khó nên cơ sở vật chất còn thiếu, nhất là các dụng cụ phục vụ cho môn học. Đa số các em là học sinh học yếu, trong đó có môn Âm nhạc ( Phân môn học hát ). Nhưng với những lí do thuân lợi và khó khăn trên nên các em không có được điều kiện cần thiết để học tốt môn học. - Tỉ lệ học sinh dân tộc Khơme chiếm trên 50%, khả năng nghe và hiểu Tiếng Việt của các em còn hạn chế nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em. - Gia đình nghèo nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học. - Ngoài thời gian ở trường, các em còn phải giúp gia đình kiếm sống nên các em không thường xuyên tham gia học tập ở nhà trường. - Do các em còn nhút nhát trong khi tập luyện, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học hát. II. Mô tả giải pháp: Hát là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, đã và đang được gìn giữ, phát triển. Đối với giáo dục, các bài hát đã được đưa vào trong chương trình học của các bậc học. Do vậy sự hiểu biết của các em học sinh tiểu học về các bài hát ngày càng sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập tràn lan của những dòng nhạc hiện đại, nhạc giải trí đã khiến cho các em ít quan tâm tới việc lưu giữ các bài hát tuổi thơ, các làn điệu dân ca riêng của quê hương mình cho nên tôi dã có nhiều biện pháp thực hiện như: *Đối với bước học bài hát: Lồng thêm nhiều bài hát dân ca vào các tiết học hát tự chọn, các bài hát thay thế trong chương trình và các tiết tăng cường các tiết ngoại khóa để cho các em thấm nhuần những bài hát dân ca của các vùng miền để dể dàng hướng thị hiếu âm nhạc cho các em về nhạc thiếu nhi và nhạc dân ca. Ngoài ra tôi rất chú trọng về phương pháp và hình thức truyền đạt cho các em một bài dân ca để làm sao cho sinh động thu hút và dễ giáo dục các em. * Đối với bước giới thiệu bài hát: Tôi thường dùng bản đồ để giới thiệu vị trí địa lí nơi mà bài hát dân ca được ra đời, dùng tranh ảnh để giới thiệu về những nét sinh hoạt văn hoá, sinh hoạt cộng đồng, về phong cảnh các vùng miền, xuất xứ và nét đặc trưng của bài dân ca sắp học. VD: Dạy tiết 19 ( Lớp 5 ) bài hát “Hát mừng” Trong phần giới thiệu bài hát, tôi treo bản đồ và yêu cầu học sinh lên chỉ vùng Tây Nguyên và nêu những hiểu biết của mình về của vùng đất này (nếu biết). Và sau đó tôi giới thiệu một số đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên như : Các nhạc cụ như cồng, chiêngvà giới thiệu trang phục của dân tộc. Nhạc cụ Trang phục VD: Dạy tiết 23 ( Lớp 4 ) bài hát “Chim sáo” Trong phần giới thiệu bài hát, tôi giới thiệu những nét sinh hoạt, trang phục, nhạc cụ, món ăn đặc sản của người dân tộc Khơme. Trang phục phụ nữ Khơme Nhạc cụ ngũ âm *Đối với bước nghe hát mẫu Đối với học sinh tiểu học thì việc nghe hát mẫu kết hợp động tác minh họa kèm theo, sẽ làm cho HS cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn được tình cảm của bài dân ca đó mang lại và HS sẽ thấy thích thú hơn, mong muốn được học hát hơn. Vì vậy khi cho HS nghe bài hát mẫu, tôi thường sưu tầm những băng đĩa có hình ảnh để học sinh vừa được nghe giai điệu bài dân ca, vừa được xem những động tác biểu diễn, giúp các em hiểu kĩ hơn về trang phục và động tác múa hát đặc trưng của từng vùng miền. Đồng thời tôi thường kết hợp thêm cách hát mẫu khác như nghe giáo viên hát kết hợp vận động, có thể nghe bạn hát nếu trong lớp có học sinh hát hay và thuộc bài hát đó. *Đối với bước đọc lời ca Để học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa của bài dân ca, từng câu từ, lời ca dân gian của một dân tộc, một vùng miền là việc làm rất quan trọng, vì vậy trong bước đọc lời ca, sau khi đọc, tôi thường cho HS giải nghĩa của một số ca từ (nếu các em không biết). Với những từ HS chưa hiểu, tôi giải nghĩa và phân tích kĩ để HS nắm và hiểu được nội dung bài hát. VD: Bài hát “Chim sáo” dân ca Khơme Nam bộ, từ “đom boong” có nghĩa là quả na. Bài “Bắc kim thang” dân ca Nam Bộ từ “kèo” là thanh gỗ hoặc tre nằm trên cột nhà, làm khung đỡ trần nhà.. *Đối với bước khởi động giọng: Khi dạy các bài hát thiếu nhi tôi thường cho học sinh khởi động giọng bằng rất nhiều cách như cho luyện nhiều mẫu luyện thanh khác nhau,có thể cho luyện thanh thông qua các bài hát mà học sinh yêu thích. *Đối với bước chia câu hát Khi dạy bài hát dân ca, việc chia các câu hát trong bài dân ca phải hết sức linh hoạt: có thể có câu hát dài, có câu hát ngắn vì bài dân ca thường được xây dựng từ thơ lục bát, lời ca đệm thêm bằng những hư từ như “ơi, à, í a.” nên cấu trúc không cân đối nên phải chia làm sao cho dễ hát dễ cảm nhận được nét tinh túy của bài hát. *Đối với bước tập hát từng câu Đặc điểm riêng biệt của dân ca là sử dụng tiếng hát có luyến, láy rất nhiều. Nên khi dạy HS hát dân ca, bước tập hát từng câu là bước trọng tâm nhất của việc dạy hát. Vì vậy, tôi giải thích cho HS hiểu: luyến là tiếng hát có 2 hoặc nhiều nốt nhạc khác cao độ được liên kết với nhau và có hình vòng cung phía dưới, nếu nốt nhạc sau cao hơn nốt trước thì là luyến lên và ngược lại. Để HS hát đúng những tiếng hát có dấu luyến, láy cũng như thể hiện được sắc thái làm cho học sinh say mê hát dân ca hơn. *Đối với bước hát cả bài Để giờ học hát dân ca sôi nổi, thu hút được sự chú ý, khơi dậy niềm đam mê yêu thích học hát của HS. Khi hướng dẫn hát cả bài, tôi thường sử dụng nhạc cụ đệm cho các em hát theo. Tôi dùng âm sắc trong đàn để thể hiện âm hưởng dân ca của từng vùng miền. *Đối với bước hát kết hợp phụ họa: Cũng như các bài hát thiếu nhi khác, hát kết hợp vận động và phụ họa cũng là một hoạt động không thể thiếu trong tiết học. Tuy nhiên là bài hát dân ca, nên khi hướng dẫn HS biểu diễn, tôi thường mở đĩa hình các tiết mục biểu diễn những bài hát vùng miền của bài dân ca đang học, để HS nắm được các động tác biểu diễn phù hợp, những trang phục biểu diễn cho bài dân ca nàysau đó hướng dẫn HS tập biểu diễn theo nhóm hoặc theo tổ và tổ chức thi đua giữa các nhóm trong lớp. Tuy chưa có không gian biểu diễn nhưng tôi sử dụng bục giảng làm sân khấu cho HS. Thành lập ban giám khảo cũng chính là các em. Đây là dịp cho các em chứng tỏ được sự hiểu biết của mình về dân ca của các dân tộc Việt Nam. Điệu múa dân ca dân tộc Thái Điệu múa dân ca Bắc Bộ *Đặt lời mới cho bài dân ca Cùng với sự phát triển của xã hội, lời ca của các làn điệu dân ca luôn được bổ sung để phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử, phù hợp với từng nội dung sinh hoạt lao động, phù hợp với từng lứa tuổi. Bên cạnh đó, các bài hát dân ca thiếu nhi thường có cấu trúc ngắn gọn và đa số được sáng tác dựa theo các câu ca dao lục bát. Đối với HS lớp 4, lớp 5 để phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS, ngoài việc hướng dẫn học hát và tìm hiểu về dân ca, tôi còn hướng dẫn cho những HS có năng khiếu hoặc tổ nhóm, biết cách tự tìm và đặt lời ca mới cho bài dân ca từ các câu thơ lục bát quen thuộc hay do HS tự nghĩ ra. Tôi gợi ý cho HS có thể thêm các từ đệm hay tiếng hát luyến, láy để phù hợp với giai điệu của bài. *Tổ chức các hội thi Giáo viên thường xuyên tham mưu vói nhà trương tổ chức nhiều hội thi ca hát đặc biệt là thi hát dân ca trong học sinh để học sinh có sân chơi bổ ích giao lưu tình cảm vơi nhau, thông qua dó tuyên truyền cho phụ huynh học sinh và học sinh thêm yêu ca hát và yêu làn điệu dân ca góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. III. Cách thức và quá trình áp dụng: Để giúp cho các em học sinh yêu thích, học tốt và cảm nhận được những cái hay cái đẹp thông qua các bài hát mà các em được học. Trong quá trình dạy tôi thường Lồng thêm nhiều bài hát dân ca vào các tiết học hát tự chọn, các bài hát thay thế trong chương trình và các tiết tăng cường các tiết ngoại khóa để cho các em thấm nhuần những bài hát dân ca của các vùng miền. Sử dụng nhiều tranh ảnh, bản đồ để giới thiệu bài hát của từng dùng miền khác nhau. Thường xuyên hát mẫu có vận động phụ hoạ ở từng bài hát và kết hợp cho học sinh nghe bài hát mẫu có múa phụ hoạ, để giúp cho các em cảm nhận trọn vẹn tình cảm của bài hát, thấy thích thú và ham muốn được học hơn. Đồng thời để giúp cho học sinh hiểu được nội dung bài hát tôi thường giải nghĩa các từ khó mà các em chưa hiểu, cho các em luyện giọng để có giọng hát chắc khoẻ, hướng dẫn kỹ những tiếng hát có luyến láy và thể đúng sắc thái tình cảm của từng bài hát. Và một hoạt động không thể thiếu trong tiết học hát là hát kết hợp múa phụ hoạ, tôi sử dụng băng đĩa cho học sinh xem và nắm được những động tác biểu diễn của từng vùng miền, sau đó cho các em tập luyện và biểu diễn. Để phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS tôi còn hướng dẫn cho những HS có năng khiếu hoặc tổ nhóm, biết cách tự tìm và đặt lời ca mới cho bài dân ca từ các câu thơ lục bát quen thuộc hay do HS tự nghĩ ra. Tổ chức các hội thi để tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh thêm yêu ca hát và yêu làn điệu dân ca góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. IV.Tính thực tiễn và hiệu quả áp dụng: Trong năm học 2019 2020. Qua áp dụng biện pháp giảng dạy mới ở Trường Tiểu Học Lương Nghĩa 3 thì tôi thật bất ngờ thấy có kết quả rõ rệt, hầu hết học sinh của trường không khí học tập sôi nổi hơn, giờ học hát các bài hát dân ca trong chương trình học sinh cũng học hăng say thích thú hơn, mau thuộc bài và học sinh phát biểu xây dựng bài nhiều hơn. Điều đặc biệt là tỉ lệ học sinh yếu giảm đáng kể và tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên khá rõ. Kết quả ở Học kỳ II năm học 2019 – 2020 như sau: Đánh giá LỚP 3a1 4a2 5a1 TỔNG SỐ TỈ LỆ TỔNG SỐ TỈ LỆ TỔNG SỐ TỈ LỆ Yêu thích hát dân ca 26/27 96,3% 33/35 94,3% 29/30 96,7% Chưa yêu thích hát dân ca 1/27 3,7% 2/35 5,7% 1/30 3,3% Đầu năm học 2020-2021 đến nay tôi vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp trên, tôi hy vọng rằng với phương pháp giảng dạy này sẽ tạo cho các em niềm say mê môn học, có niềm tin ở chình mình và việc dạy và học sẽ đạt kết quả cao hơn, dần dần sẽ không còn học sinh yếu về bộ môn học này. V.Khả năng áp dụng và đề xuất kiến nghị: Biện pháp được xây dựng và áp dụng trong phạm vi dạy – học phân môn hát nhạc (các bài hát dân ca) ở trường tiểu học Lương Nghĩa 3. Và biện pháp có thể được áp dụng trong toàn huyện. Để thực hiện đào tạo các em trở thành những người phát triển toàn diện về Đức-Trí-Thể-Mĩ và để tạo điều kiện cho việc dạy và học thuận lợi, bản thân người đứng lớp dạy môn Âm nhạc, tôi kiến nghị một số vấn đề sau: - Phòng giáo dục và ban giám hiệu các trường thường xuyên tổ chức các chương trình hội thi hội diễn “Hát dân ca”của trường và các trường trong toàn huyện, đồng thời khi thay sách cần đưa thêm nhiều bài hát dân ca vào chương trình để học sinh được biết nhiều hơn bản sắc đa văn hóa của dân tộc Việt Nam. - Nhà trường thường xuyên quan tâm, giúp đỡ học sinh và giáo viên. - Đồng thời, trang bị thêm một số sách, tư liệu tham khảo, đồ dùng để phục vụ cho việc dạy và học. - Đây là một môn học mang tính đặc trưng riêng nên cần phải có phòng học chức năng, giúp các em học tập thoải mái hơn, tự tin hơn, sáng tạo hơn và trang bị thêm một số tranh ảnh, tài liệu phục vụ môn học. Sáng kến này mang lại lợi ích về mặt tinh thần của xã hội rất nhiều, nó hướng cho thế hệ trẻ biết đến dân ca, yêu dân ca,yêu những nét văn hóa truyền thống của dân tộc,biết phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Biết tự trau dồi đạo đức nhân cách biết hòa nhập mà không hòa tan dần dần hướng đến “Chân, Thiện, mĩ”. Nâng cao vẻ đẹp tinh thần của một dân tộc là nâng cao ý thức của từng con người trong xã hội, làm cho con người yêu lao động hơn, người thương người nhiều hơn, có ý thức cao trong cuộc sống biết bảo vệ môi trường và sức khỏe của bản thân, người thân và những người xung quanh. Lương Nghĩa, ngày 29 tháng 01 năm 2021 Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Người viết TRƯỜNG TH LƯƠNG NGHĨA 3 .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... Trần Thị Ngọc Trâm Lương Nghĩa, ngày.....tháng....năm 2021 TM. Hội đồng khoa học
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_yeu_thi.doc