Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24, 36 tháng tuổi B trường Mầm non Hải Thượng hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm trong lịch sử loài người, nó gắn bó mật thiết với cuộc sống và trở thành một nhu cầu lớn không thể thiếu được trong đời sống xã hội, nó có sức hấp dẫn với mọi lứa tuổi, đặc biệt làđối với trẻ nhà trẻ, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần và có vai trò quan trọng trong giai đoạn ở trường mầm non.
Trong chương trìnhgiáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục khác ở trường. Để trẻ 24-36 tháng hứng thú vào hoạt động âm nhạc cần giáo dục có hệ thống, liên tục, có mục đích và cần có sự kiên trì bền bỉ.
Nội dung phát triển cảm xúc âm nhạc trẻ 24-36 thánggồm:
+ Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau, nghe âm thanh của các nhạc cụ.
+ Hát và vận động đơn giản theo nhạc.
Qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp bản thân tôi thấy các giáo viên đã tiếp cận với các phương pháp giáo dục tích cực như: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng lớp học hạnh phúc nhưng việc nắm vững và vận dụng chúng còn hết sức hạn chế, trẻ nhỏ còn thiếu linh hoạt, chưa tập trung, chưa phát triển tính tích cực, không hứng thú vào hoạt động âm nhạc. Mặt khác, giáo viên phần lớn chưa khai thác sửdụng hiệu quả các phương tiện dạy học và tài liệu bổ trợ theo phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động âm nhạc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24, 36 tháng tuổi B trường Mầm non Hải Thượng hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc

trên máy vi tính, đĩa, tạp chí mầm non, bài nhạc không lời phù hợp lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng, phù hợp với chủ đề. Ví dụ: Chủ đề mẹ và những người thân yêu chọn các bài hát: Cả nhà thương nhau, cháu yêu bà, lời chào buổi sáng, mẹ yêu không nào, ba ngọn nến lung linh, cho con, múa cho mẹ xem, bàn tay mẹ ... Chủ đề bé yêu thế giới động vật chọn các bài hát: Rửa mặt như mèo, con gà trống, cá vàng bơi, một con vịt, chú mèo, gà trống mèo con và cún con, là con mèo, chim bay, trời nắng trời mưa, đàn vịt con, đàn gà trong sân.... Chủ đề các phương tiện giao thông chọn các bài: Lái ô tô, em tập lái ô tô, đoàn tàu nhỏ xíu, đèn đỏ đèn xanh, đường em đi, ba em là công nhân lái xe... Trên cơ sở đó tôi luyện hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp nội dung bài hát. Từ đó luyện kỹ năng ca hát, vận động cho trẻ giúp trẻ đạt được sự hứng thú khi nghe, thể hiện các bài hát. : Chuẩn bị đồ dùng, trang phục, lựa chọn hình thức thu hút sự hứng thú của trẻ trong hoạt động âm nhạc Hoạt động âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật mà trẻ rất yêu thích nên đồ dùng cho hoạt động âm nhạc phải phong phú, đa dạng, phù hợp với nội dung của từng bài hát. + Ví dụ: Dạy trẻ hát bài "Con gà trống" là trọng tâm. Cô chuẩn bị: tranh vẽ con gà trống thật đẹp có cái mào đỏ đứng trên đống rơm cao đang cất tiếng gáy rồi hỏi trẻ gà trống đội cái gì trên đầu mà đẹp thế? Gà trống gáy như thế nào? Cô chuẩn bị thêm những chiếc mũ múa có gắn hình con gà trống cho trẻ đội để gây hứng thú cho trẻ. Sau đó cô tiến hành dạy trẻ hát. Nội dung kết hợp: Cô hát cho trẻ nghe bài hát "Gà gáy" dân ca Cống Khao. Với trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, cô giáo cần biết khơi dậy những biểu hiện về sở thích âm nhạc trên cơ sở những ấn tượng và khái niệm âm nhạc mà trẻ đã tiếp thu được. Phát triển tính tích cực sáng tạo trong tất cả các dạng hoạt động âm nhạc vừa sức với trẻ. + Ví dụ: Giờ dạy hát "Con chim hót trên cành cây" Cô nói: Các bạn ơi, hãy lắng nghe xem ngoài sân trường có tiếng gì hót vui thế nhỉ (Cô treo lồng chim ở gần cửa sổ) Tiếng chim hót đấy. Chim hót vang chào đón chúng mình đấy. Chúng mình sẽ cùng nhau cất cao tiếng hát để thi với bạn chim nhé. Đó là bạn chim khuyên, còn chúng mình hãy làm những chú chim hoạ mi và chim sơn ca. Các chú chim hãy cùng cất tiếng hát với cô nhé. Cô mở nhạc và hát cùng trẻ. + Ví dụ: Giờ nghe hát: "Trống cơm" dân ca quan họ Bắc Ninh, cô mang trang phục áo tứ thân, nón quai thao, cô bật một đoạn nhạc của bài hát và múa minh hoạ một vài động tác hướng sự chú ý của trẻ. Cô vừa múa vừa nhìn trẻ giao lưu với trẻ và khuyến khích trẻ bằng ánh mắt. Trẻ trải qua sự ngạc nhiên thích thú, đôi khi yên lặng ngẫm nghĩ rồi vui vẻ sôi động ngẫu hứng theo cô. Ngoài ra, tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động âm nhạc, bằng cách quay những đoạn video mô phỏng cho bài hát tôi dạy, những hình ảnh được làm trên chính trẻ trong lớp. + Ví dụ: Khi dạy trẻ bài hát “Bà còng đi chợ”, tôi phối hợp cùng phụ huynh trong lớp quay những đoạn video hay những đoạn phim khi trẻ hoạt động ở nhà, trẻ chơi với ông bà, đi chơi, đi chợ với bà để mở cho trẻ xem tạo sự hứng thú, tập trung chú ý của trẻ vào giờ học. Khi dạy trẻ làm quen với giáo dục âm nhạc không nên gò bó áp đặt trẻ phải theo khuôn mẫu mà phải gợi cho trẻ ngẫu hứng theo giai điệu của bài hát, thích hát và hoạt động tích cực, sáng tạo. : Sử dụng các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ Bên cạnh cách biểu diễn sôi động thì trang phục biểu diễn cũng không kém phần quan trọng làm lên sự thành công cho hoạt động âm nhạc Để tạo cho trẻ các trang phục biểu diễn hấp dẫn, bắt mắt, tôi dùng các trang phục làm từ ruy băng, giấy màu các loại, dây kim tuyến, phế liệuCô và trẻ cùng nhau trang trí để làm trang phục kích thích trẻ tham gia hoạt động. Trẻ được mặc bộ quần áo do chính mình tham gia trang trí sẽ phấn khởi và hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc. VD: Vận động bài “Làm chú bộ đội” Nhạc và lời “Hoàng Long”. Tôi cho cả lớp đội mũ chú bộ đội, một số bạn lên biểu diễn thì mặc trang phục quần áo của chú bộ đội VD: Với chủ đề tết và mùa xuân: dạy hát sắp đến tết rồi trẻ được mặc trang phục áo dài tết và mũ hoa đào hoa mai Thông qua việc: “Học bằng chơi- chơi mà học” việc sử dụng thủ thuật để giúp trẻ hứng thú và tập trung của trẻ là điều vô cùng quan trọng. Âm nhạc là chu kì thời gian, là nhịp sống hàng ngày của trẻ, làm cho trẻ thêm linh hoạt vui tươi, và âm nhạc chính là người bạn thân của trẻ thơ. : Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc Trò chơi âm nhạc rèn luyện cho trẻ sự tập trung chú ý cao, chú ý lắng nghe và hưởng ứng theo nhịp của bài hát đây là một phương pháp hay giúp trẻ hứng thú và cảm nhận giai điệu của âm nhạc. Do vậy cần phải thường xuyên sáng tạo thêm nhiều trò chơi âm nhạc mới, lạ, hấp dẫn trẻ để trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi âm nhạc. Ví dụ: Cô vẽ một vòng tròn to ở giữa lớp, cô mở nhạc và bé đi ở phía ngoài vòng tròn vừa đi vừa nhún nhảy hoặc vỗ tay theo nhịp bài hát hoặc vẫy tay. Khi cô tắt nhạc đột ngột trẻ phải bước nhanh vào vòng tròn. Lúc đầu khi cho trẻ chơi tôi thấy bé không tham gia tích cực, không hưởng ứng khi nghe nhạc và không biết bước vào vòng tròn khi tắt nhạc. Tôi kiên trì luyện tập, khoảng một tuần sau tôi thấy trẻ có tiến bộ hơn: Trẻ hứng thú tham gia chơi, nghe nhạc và bước vào vòng tròn khi tắt nhạc, có trẻ vừa múa vừa hát theo lời bài hát. Thông qua trò chơi âm nhạc giúp cho trẻ mau thuộc bài hát, cảm thụ được giai điệu của từng bài hát, trẻ còn được vận động theo nhạc nhằm giúp cho cơ tay, cơ chân của trẻ phát triển. : Cách sử dụng đạo cụ phù hợp Ngoài việc tạo ra góc âm nhạc lôi cuốn, hấp dẫn trẻ, thì việc sử dụng đạo cụ phù hợp cũng góp phần quan trọng tạo nên sự hứng thú, sáng tạo mới lạ của hoạt động âm nhạc. Khi trẻ khai thác hết, chơi liên tục, trẻ cảm thấy chán tôi sẽ thay đổi ngay. Và đặc biệt trẻ nhà trẻ khả năng chú ý của trẻ rất ngắn, trẻ chơi rất nhanh chán, vậy nên việc thay đổi đạo cụ thường xuyên cũng giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc. Ví dụ như: Dùng lời kích thích trẻ: Các con ơi! “Hôm nay góc âm nhạc có đồ dùng đồ chơi mới, các con hãy đến quan sát và khám phá nào”. Mỗi lần nên thay đổi 3 hoặc 4 đồ dùng, đồ chơi. Giáo viên khuyến khích trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những đồ dùng đồ chơi mới. Ví dụ như dưới sự giúp đỡ của cô trong quá trình trẻ chơi, trẻ tự phát hiện ra âm thanh của cái trống làm bằng hộp kẹo nhôm có âm thanh khác với cái trống làm bằng giấy. Giáo viên gợi ý chơi cùng trẻ giúp trẻ biết phối hợp những đồ dùng đồ chơi cũ với đồ dùng đồ chơi mới, gây hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Để gõ đệm cho một bài hát, cô cùng chơi với trẻ giúp trẻ sử dụng trống lắc, phách, chuông gióQua đó giúp trẻ nghe được những âm thanh của nhạc cụ âm nhạc. Khi gõ đệm cho một bài hát, cô cùng trẻ kết hợp với việc sử dụng đũa gõ những thanh kim loại tạo ra một tổ hợp âm thanh hòa tấu tạo lên một đoạn nhạc của một bài hát quen thuộc giúp trẻ sẽ hứng thú hơn khi nghe những âm thanh âm nhạc mới lạ. : Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ/ người chăm sóc trẻ Ngoài bài học trên lớp trẻ cần được ôn luyện mọi lúc, mọi nơi. Trẻ được nghe nhạc nhiều, trẻ sẽ thẩm thấu được âm nhạc và có nhu cầu thích thể hiện mình. Với các bài hát trẻ đang học tôi thường chia sẻ qua nhóm facebook, zalo chung của lớp để nhằm giúp cha mẹ trẻ hát đúng giai điệu bài hát về nhà cùng hát, tập với trẻ. Thường xuyên trao đổi với cha mẹ/ người chăm sóc trẻ cho trẻ nghe ở nhà, cha mẹ có thể cùng trẻ thể hiện bài hát quay video gửi lại cho lớp cô sẽ mở ra cho các con cùng xem. Từ đó khơi gợi hứng thú yêu thích hoạt động âm nhạc, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện ca khúc yêu thích. Khi trẻ được nghe nhiều, trẻ sẽ hát thuộc, trẻ sẽ thích hát, múa, thích thể hiện hiện cho ông bà, bố mẹ về âm nhạc từ đó trẻ sẽ hứng thú, thích thú tham gia vào hoạt động âm nhạc. Vận động cha mẹ trẻ/ người chăm sóc trẻ ủng hộ hộp, thùng cattong, vỏ hộp kẹo, vỏ dừa, vỏ kẹo C, nắp chai, nắp bia, thanh gỗ, ống chỉ Phụ huynh, trẻ cô giáo sáng tạo các dụng cụ âm nhạc như: Trống lắc, bộ trống, song loan, thanh gõ, đàn, micro, vật liệu hóa trang phục vụ tốt cho hoạt động âm nhạc. Từ những đồ dung âm nhạc mà trẻ đem đến trẻ sẽ thich khám phá hơn, hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc. Điểm mới cơ bản của giải pháp Với lứa tuổi 24 – 36 tháng cách tổ chức hoạt động âm nhạc đa số còn mang tính truyền thống. Bởi trẻ vẫn đóng vai trò thụ động lắng nghe, hát theo cô, vận động theo cô còn cảm xúc, hứng thú của trẻ chưa thực sự khơi gợi. Thông qua việc xây dựng môi trường giáo dục âm nhạc phong phú về các nhạc cụ, trang phục biểu diễn, đạo cụ để trẻ được trải nghiệm với nhiều âm thanh, trẻ được lựa chọn, kích thích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, thích hát thích vận động khi nghe nhạc, nghe hát nâng cao tính mạnh dạn, tự tin. Bên cạnh đó tôi khai thác, lựa chọn và sử dụng phương pháp trò chơi âm nhạc, đạo cụ, nhạc cụ, trang phục phù hợp từng bài hát, bản nhạc nhằm tạo cho trẻ sự hào hứng, lôi cuốn vào giờ học. Thực hiện sáng kiến này, tôi đã sử dụng một số giải pháp như: Khảo sát thực tiễn, quan sát, thực hành, thống kê. rồi đưa ra những giải pháp tiến hành. Vì thế giải pháp mang tính khả thi cao do những giải pháp đưa ra phù hợp với thực tế, năng lực, trình độ và tâm lí của đối tượng trẻ. Qua quá trình thực hiện, chất lượng hoạt động âm nhạc được nâng cao rõ rệt, số trẻ không hứng thú với hoạt động giảm dần, trẻ hứng thú hơn trong từng hoạt động âm nhạc. Tính thực tiễn của sáng kiến Để kiểm tra hiệu quả của các biện pháp đưa ra, tôi đã tiến hành áp dụng các giải pháp trong tổ chức hoạt động âm nhạc cho nhóm trẻ 24-36 tháng B suốt năm học 2023-2024( 9/2023-2/2024) và bước đầu mang lại kết quả cao. Các giải pháp đã góp phần làm cho việc tổ chức hoạt động âm nhạc có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, trẻ chăm chú lắng nghe, hưởng ứng cảm xúc theo bài hát, trẻ hát thuộc một số bài hát trong chương trình, trẻ thích hát, vận động theo nhạc. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trong nhà trường hiện nay. Với các giải pháp đưa ra trong sáng kiến có khả năng ứng dụng trong quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ trong lứa tuổi 24-36 tháng trong cơ sở giáo dục mầm non. Hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến 3.1 Hiệu quả sáng kiến đưa lại Trước khi chưa áp dụng biện pháp tôi nhận thấy trẻ lớp tôi mới đi học nên chưa có thói quen nề nếp, còn khóc nhiều, rụt rè, ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn chỉnh...từ đó dẫn đến khả năng ca hát, hứng thú với hoạt động âm nhạc của trẻ còn hạn chế như: Trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động ca hát. Trẻ hát chưa đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời. Khi nghe nhạc trẻ chưa thể hiện cảm xúc nên chưa chủ động nhún nhảy, vỗ tay theo nhịp bài hát. Sau một thời gian thực hiện với lòng kiên trì, say mê kết hợp sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt, tôi nhận thấy nội dung mình lựa chọn đạt kết quả cao: Trẻ chăm chú lắng nghe, hưởng ứng cảm xúc theo bài hát, trẻ hát thuộc một số bài hát trong chương trình, trẻ thích hát, vận động theo nhạc tạo không khí vui tươi, hào hứng khi học âm nhạc. Vào đầu năm học( 9/2023) tôi đã tiến hành dạy trẻ hoạt động âm nhạc: Hát “ Cả nhà thương nhau” khảo sát kết quả 29/29 trẻ cụ thể như sau: Nội dung Đạt Chưa đạt SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Trẻ chăm chú lắng nghe, hưởng ứng cảm xúc theo bài hát( Lắc lư, vỗ tay, reo cười...) 10 34,5 19 65,5 Trẻ hát thuộc bài hát 9 31 20 69 Trẻ thích hát, vận động theo nhạc (hát thuộc bài hát, lắc lư theo nhạc, thể hiện động tác phù hợp lời bài hát...) 8 27,6 21 72,4 Kết quả so sánh trước và sau khi áp dụng biện pháp: Nội dung Trước khi chưa áp dụng biện pháp mới(9/2023) Sau khi áp dụng biện pháp mới (3/2024) Số trẻ đạt Tỉ lệ(%) Số trẻ đạt Tỉ lệ(%) Trẻ chăm chú lắng nghe, hưởng ứng cảm xúc theo bài hát( Lắc lư, vỗ tay, reo cười...) 10 34,5 28 96,6 Trẻ hát thuộc một số bài hát trong chương trình 9 31 27 93,1 Trẻ thích hát, vận động theo nhạc (hát thuộc bài hát, lắc lư theo nhạc, thể hiện động tác phù hợp lời bài hát...) 8 27,6 27 93,1 Kết quả cho thấy hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp vào thực tế tại nhóm lớp. Tỷ lệ các nội dung khảo sát so với đầu năm học tăng lên rõ rệt. Đó là 1 dấu hiệu đáng mừng và là động lực để cho tôi tiếp tục áp dụng trong thời gian tiếp theo. 3.2. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Với những giải pháp đã đưa ra trong sáng kiến có thể áp dụng trong quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc theo yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non. Những biện pháp của tôi chia sẻ qua buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, của tổ chuyên môn được mọi người đồng thuận, đánh giá cao và được ứng dụng vào hoạt động giáo dục trẻ trong độ tuổi. Từ khi áp dụng biện pháp vào thực tiễn phụ huynh rất hài lòng, phấn khởi vì trẻ có sự thay đổi rõ rệt. Phụ huynh tích cực phối hợp với giáo viên để cùng trẻ luyện tập, tạo hứng thú âm nhạc cho trẻ khi ở nhà, giúp trẻ nhanh thuộc bài hát, có nhiều cách vận động bài hát hơn. KẾT LUẬN: Để trẻ 24- 36 tháng tham gia hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao thì việc tạo hứng thú cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Giáo viên tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc sẽ tạo cho trẻ sự háo hức, phấn khởi, từ đó trẻ thích thú và có mong muốn tham gia vào hoạt động âm nhạc. Khi trẻ hứng thú thì trẻ sẽ tự chủ động chăm chú lắng nghe, tự chủ động hưởng ứng cảm xúc theo nhạc. Trẻ sẽ dễ thuộc bài hát hơn, biết vận động đơn giản theo nhạc và tự tin biểu biễn (hát cho cô nghe kèm điệu bộ lắc lư,). Trẻ thích nghe nhạc, nghe hát, vận động theo nhạc, biết tự sáng tạo ra các động tác, các cách vận động khác nhau của riêng mình. Muốn tạo được hứng thú cho trẻ 24-36 tháng khi tham gia hoạt động âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm lý trẻ để lựa chọn các bài hát phù hợp. Giáo viên cần tạo môi trường âm nhạc hấp dẫn thu hút trẻ, chuẩn bị dụng cụ âm nhạc phong phú để kích thích trẻ tham gia hoạt động, lựa chọn các trang phục âm nhạc phù hợp. Đặc biệt giáo viên cần phải suy nghĩ, tìm kiếm và sử dụng các thủ thuật (trò chơi, tình huống, sử dụng đồ vật, ánh mắt, giọng điệu,) để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động âm nhạc. Ứng dụng công nghệ thông tin để tạo hứng thú cho trẻ, Giáo dục âm nhạc là một quá trình lâu dài đối với trẻ, không thể nóng vội, gò bó, áp đặt trẻ mà phải nhẹ nhàng, kiên trì với trẻ. Phải tạo cơ hội cho trẻ được thực hành và luyện tập thường xuyên. Luôn kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ. Bên cạnh đó, nhà trường, tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề hoạt động âm nhạc lứa tuổi 24-36 tháng để giáo viên được giao lưu học hỏi, nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ. XÁC NHẬN CÁC CẤP TRÌNH SÁNG KIẾN HIỆU TRƯỞNG Hải Thượng, ngày 12 Tháng 3 năm 2024 NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Bảo Lê Thị Ngọc Liên VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chương trình giáo dục Mầm non theo thông tư 51 /2020/TT-BGDDT ngày 31/12/2020. Module MN 25: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thẩm mĩ. Module MN 5: đặc điểm phát triển thẩm mĩ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thẩm mĩ .
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24, 36 tháng tuổi B trường Mầm non Hải Thượng hứng t.pdf