Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 25, 36 tháng hứng thú trong âm nhạc

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

- Căn cứ vào văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2017 về việc sửa đổi và bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục Mầm Non ban hành, kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009.

- Kế hoạch 157/KH-SGDĐT ngày 8/2/2017 .Đổi mới phương pháp giáo dục theo quan điểm “ Lấy trẻ làm trung tâm”; tăng cường các điều kiện để tiếp tục thực hiện các chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm nhân rộng điển hình xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo phương châm: “Học thông qua vui chơi, trãi nghiệm”.

- Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật, có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc. Âm nhạc còn được ví như những món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của trẻ. Đối với trẻ thơ, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần giúp cho trẻ cảm nhận được cái đẹp, cái thiện, niềm vui, nỗi buồn.

doc 5 trang SKKN Âm Nhạc 23/03/2025 250
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 25, 36 tháng hứng thú trong âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 25, 36 tháng hứng thú trong âm nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 25, 36 tháng hứng thú trong âm nhạc
Một số biện pháp giúp trẻ 25 – 36 tháng hứng thú trong âm nhạc
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Căn cứ vào văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2017 về việc sửa đổi và bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục Mầm Non ban hành, kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009.
- Kế hoạch 157/KH-SGDĐT ngày 8/2/2017 .Đổi mới phương pháp giáo dục theo quan điểm “ Lấy trẻ làm trung tâm”; tăng cường các điều kiện để tiếp tục thực hiện các chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm nhân rộng điển hình xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo phương châm: “Học thông qua vui chơi, trãi nghiệm”.
- Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật, có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc. Âm nhạc còn được ví như những món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của trẻ. Đối với trẻ thơ, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần giúp cho trẻ cảm nhận được cái đẹp, cái thiện, niềm vui, nỗi buồn.
- Âm nhạc góp phần phát triển năng lực thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất cho trẻ, tạo cơ sở hình thành nhân cách. Giai điệu trầm bổng, sự phong phú của âm hình tiết tấu, phong cách đa dạng của các thể loại âm nhạc sẽ đưa trẻ vào thế giới cái đẹp một cách đầy hấp dẫn và lí thú.
- Đối với trẻ mầm non âm nhạc là môn học học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Thông qua âm nhạc giúp trẻ sẽ linh hoạt hơn, mạnh dạn hơn, thông minh hơn qua việc tự sáng tạo ra các động tác minh họa cho các bài hát. Khi trẻ vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo qua các động tác.
- Là một giáo viên mầm non, ý thức được rõ vai trò của giáo dục âm nhạc đối với trẻ. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻphát triển hết khả năng âm nhạc vốn có của mình. Chính vì điều đó tôi đã luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo, học hỏi để tìm ra cách thức hay những phương pháp tốt nhất nhằm tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ 25 – 36 tháng hứng thú trong âm nhạc”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động âm nhạc cho trẻ 
- Để hoạt động GD âm nhạc đạt kết quả tốt, thì việc tạo môi trường hoạt động cho trẻ rất quan trọng. Chính vì vậy tôi đã tạo môi trường hoạt động trong lớp an toàn, phong phú, đa dạng, phù hợp và có tính thẩm mỹ giáo dục cao. Đồ dùng, đồ chơi đẹp, các góc xung quanh lớp trang trí đẹp, bắt mắt, đặc biệt là góc nghệ thuật hấp dẫn mới lạ phù hợp với từng chủ đề.
Ví dụ: Trong các giờ nghe hát tôi sử dụng nhạc cụ hiện đại. Sau đó tôi sử dụng phách để gõ đệm để gây hứng thú cho trẻ.
- Để trẻ hứng thú tham gia hoạt động và kích thích trẻ, tôi đã vẽ tranh, sưu tầm ảnh từ mạng Internet, họa báo có nội dung về bài hát để trang trí hoặc làm đồ dùng. Đặc biệt là đồ chơi tự tạo.
2. Biện pháp 2: Lựa chọn các bài hát phù hợp với khả năng của trẻ
- Tôi đã chọn đề tài phù hợp với độ tuổi của trẻ, phù hợp với chủ đề, chủ điểm, phù hợp với khả năng âm nhạc của trẻ, mức độ khó dễ của tác phẩm và sau đó lựa chọn nội dung trọng tâm để dạy trẻ trên giờ hoạt động có chủ đích.
- Giờ hoạt động có chủ đích tôi thường chọn một nội dung trọng tâm và một nội dung kết hợp, nhưng làm sao để đảm bảo được một nội dung mới và một nội dung cũ giúp trẻ tham gia hoạt động không nhàm chán, cô kết hợp nội dung hài hòa giữa động và tĩnh.
- Để tạo cho trẻ sự thích thú khi tham gia hoạt động cô có thể tổ chức một trò chơi, câu đố, bài thơ, hoặc trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát có liên quan đến chủ đề một cách nhẹ nhàng không áp đặt cho trẻ chủ yếu là gây ấn tượng cho trẻ về nội dung bài dạy.
- Hoạt động âm nhạc là hoạt động quan trọng trong việc giáo dục toàn diện, đặc biệt giúp trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ lời nói. Ở lứa tuổi này hoạt động trò chuyện , đàm thoại, nhằm kích thích sự phát triển kỹ năng nghe, hát, múa.
- Khi dạy cháu hát, đối với những bài hát ngắn, dễ hát, cô hát to, chậm, rõ lời. Bắt giọng cho trẻ hát chậm theo cô từ đấu đến cuối bài hát. Còn những bài hát dài hơn cô có thể chia bài hát thành từng câu ngắn. Cô hát chậm, rõ lời, bắt giọng cho trẻ hát nối tiếp từng câu 1 theo cô từ đấu đến cuối bài hát.
- Cô cần chú ý sửa sai cho những trẻ hát còn ngọng chưa rõ lời bài hát, cô cần hát mẫu lại câu trẻ hát chưa đúng và khuyến khích trẻ hát cùng cô.
- Chú ý đến những trẻ còn nhút nhát, nên cho những trẻ đó hát cùng các bạn mạnh dạn, có năng khiếu, hát rõ lời, từ từ cho trẻ có tinh thần mạnh dạn và hát mạch lạc hơn.
- Để cho trẻ không nhàm chán có thể cho trẻ hát theo tổ - nhóm, hát cùng cô và kết hợp làm một số động tác minh họa như: Vẫy tay, nhún chân, nghiêng người
3. Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động GD âm nhạc kết hợp cho trẻ nghe các bài hát trên mạng, tôi đã chèn hình ảnh, chèn nhạc vào trong các slide, giúp trẻ hiểu sâu nội dung bài hát nghe và cảm thụ âm nhạc thông qua bài hát.
- Tìm một số hình ảnh có nội dung liên quan đến bài hát để kết hợp cũng cố kiến thức cho trẻ.
4. Biện pháp 4: Giúp trẻ cảm thụ âm nhạc thông qua hoạt động trong ngày.
Thực tế hoạt động giáo dục âm nhạc ở trẻ cho chúng ta thấy rằng khả năng phát triển âm nhạc của mỗi trẻ không thể tự nhiên mà có mà phải qua một quá trình học - chơi và mọi lúc mọi nơi.
* Giờ đón trẻ:
- Khi đón trẻ tôi cho trẻ nghe các bài hát, bản nhạc có giai điệu vui tươi trong sáng, tạo không khí vui nhộn, nội dung phù hợp với trẻ để trẻ đến trường trong niềm vui hân hoan, được vui chơi tự do và thưởng thức những bài hát khác nhau sẽ giúp trẻ cảm thụ âm nhạc được gần gũi.
* Giờ hoạt động góc:
- Tôi luôn tìm cách cho trẻ được phát huy tính tích cực của trẻ bằng cách tạo môi trường âm nhạc cho trẻ hoạt động tại hoạt động góc như hát múa, sử dụng dụng cụ âm nhạc, chơi trò chơi, nghe băng đĩa, xem tranh ảnh có nội dung mà trẻ được học.
- Lớp tôi luôn có góc âm nhạc, đồ dùng ở góc âm nhạc đa dạng phong phú ngoài cái trống, kèn, đàn, micro Tôi còn vận động phụ huynh ủng hộ một số vật liệu phế thải để làm thêm nhiều đồ dùng tự tạo phù hợp với chủ đề, nội dung bài hát. 
* Giờ hoạt động ngoài trời: 
- Sau giờ buổi học sáng là lúc cô cho trẻ là lúc cô cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, việc tổ chức cho trẻ hát và trò chuyện về bài hát để ổn định trẻ, cô có thể cho trẻ nghe những bài hát, bản nhạc nhằm mục đích phát triển tai nghe và khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
- VD: Khi trẻ hát về chủ đề các loài hoa, ở hoạt động ngoài trời cô cho trẻ quan sát vườn hoa và trò chuyện về các loài hoa, quả để trẻ cảm thấy mới mẻ và hứng thú, sau đó giáo dục trẻ khi ra vườn chơi thì không được ngắt lá, bẻ cành, hái hoa.biết chăm sóc giữ gìn loài hoa tươi đẹp.
- Cô cho trẻ quan sát, trò chuyện và ca hát tự do về chủ đề mà trẻ đang học để cũng cố và ôn lại kiến thức cho trẻ.
* Giờ ngủ:
- Trước giờ ngủ tôi chọn những bài hát có giai điệu êm ái như “Ru em, ru con mùa đông” để đưa trẻ vào giấc ngủ sâu hơn.
5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh.
- Để giúp trẻ hứng thú trong âm nhạc, nếu chỉ giáo dục trong nhà trường thôi chưa đủ mà phải tương tác 2 chiều, kết hợp hài hòa giữa nhà trường và gia đình nhằm giúp trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc một cách sâu sắc và khắc sâu trong tâm hồn mỗi đứa trẻ.
- Thường xuyên tuyên truyền với cha mẹ trẻ sưu tầm thêm các đồ dùng âm nhạc. Hướng dẫn các bậc phụ huynh khuyến khích động viên trẻ biểu diễn cho cả nhà xem, thường xuyên cho trẻ thưởng thức nghe hát qua băng đĩa có nội dung phù hợp với độ tuổi.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Qua một thời gian áp dụng biện pháp giúp trẻ hứng thú trong âm nhạc cho trẻ ở lớp tôi đã thu được kết quả như sau:
* Về phía trẻ
- Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả, tự biểu diễn một cách tự nhiên.
- Tạo cho trẻ tính nhanh nhẹn ,hoạt bát, biểu diễn văn nghệ phong phú, thể hiện được tính thẩm mỹ, sáng tạo trong mọi hoạt động.
- Trẻ thể hiện được tình cảm khi hát, vận động theo nhạc, hưởng ứng khi nghe cô hát. Hứng thú khi tham gia trò chơi.
- Trẻ biết sử dụng dụng cụ âm nhạc, mạnh dạn, tự tin. Hưởng ứng âm nhạc mọi lúc mọi nơi.
* Về phía phụ huynh:
- Hiểu biết hơn về kiến thức âm nhạc. Thực hiện tốt việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ. Phụ huynh tin tưởng khi cho con đến lớp.
- Sẵn sàng ủng hộ và tham gia nhiệt tình cho các cuộc vận động tại lớp.
- Quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
* Đối với giáo viên.
- Nâng cao được nghệ thuật ca hát. Tích cực xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
- Luôn tìm giải pháp hiệu quả có tính thực tiễn cao để áp dụng giáo dục trẻ trong mầm non.
- Biết hát nhiều bài hát, tìm tòi nhiều bài hát mới phù hợp vs độ tuổi.
- Có nhiều hình thức tổ chức tiết dạy phong phú, sinh động hơn.
- Có nhiều kinh nghiệm khi dạy âm nhạc đạt kết quả cao.
F Trước kết quả ấy tôi vô cùng phấn khởi với những gì mình gieo và hái được. Đó là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng với lớp mình. Nhưng bản thân cần học hỏi và nổ lực nhiều hơn nữa. Cuối lời kính mong sự đóng góp của quý Cô nhằm giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_25_36_thang.doc