Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4, 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc
Âm nhạc đối với trẻ thơ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, ngay từ khi còn trong bụng mẹ nhiều bé đã được mẹ cho nghenhững bản nhạc thai giáo,hay từ khi lọt lòng được nghe những tiếng ru ầu ơ của bà của mẹ với những cánh cò bay lả bay la, với những đồng lúa bông hoa ngọt ngào sẽ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và theo ta đi suốt cuộc đời. Âm nhạc phản ánh cuộc sống bằng những hình tượng âm thanh, lời ca, nốt nhạc... những niềm vui nỗi buồn, những khát vọng và những ước mơ tươi sáng của con người. Đặc biệt, đối với trẻ mầm non thì âm nhạc chính là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp và cảm nhận cái đẹp. Âm nhạc còn giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động rất lớn đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Tuy nhiên mỗi trẻ có những khả năng cảm thụ âm nhạc khác nhau. Có cháu yêu đến say mê, có cháu lại rất thờ ơ với âm nhạc. Mức độ cảm thụ âm nhạc, yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống và giáo dục tạo nên.
Ở trường mầm non, giáo dục âm nhạc chính là giúp trẻ biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động phong phú như: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Giáo dục âm nhạc đem lại những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần dần hình thành trong tâm hồn và tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc cho trẻ, tạo cho trẻ lòng yêu âm nhạc, đây chính là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, thưởng thức, biết cách biểu diễn các tác phẩm âm nhạc ở những mức độ đơn giản.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4, 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc

quan. Trong giờ thể dục tôi luôn rèn cho trẻ cách dãn hàng, cách dồn hàng theo phách, phách mạnh bước chân phải, phách nhẹ bước chân trái gọi cho trẻ đi giống chú bộ đội để tăng thêm sự hào hứng. Chính những động tác ấy giúp trẻ nhớ đến chi tiết khi luyện tập vào các giờ âm nhạc sau này. ( Hình ảnh 5: Trẻ tập thể dục sáng thông qua các bài hát) Hoạt động ngoài trời: Trẻ được đi dạo chơi xung quanh sân trường vừa đi tôi vừa cho trẻ hát bài: Khúc hát dạo chơi để tạo sự vui vẻ khi đi dạo chơi vườn trường. Hoạt động góc: Với hoạt động này khi trẻ chơi tôi thường cho trẻ nghe những bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, du dương. Mỗi buổi chơi tôi lựa chọn cho trẻ mỗi bản nhạc khác nhau để tạo nên sự tươi mới với trẻ để trẻ cảm thụ một cách tốt nhất. Giờ ngủ: Tôi tải trên mạng bài Chúc bé ngủ ngon để cho trẻ nghe khi bắt đầu đi ngủ. Trẻ nghe được lời bài hát: Để những giấc mơ đẹp sẽ luôn bên em, bé ơi ngủ đi trong tiếng ru hời, vầng trăng đợi em cùng bay vào giấc mơ..Chính lời bài hát ấy có tính chất nhắc nhở trẻ để trẻ có ý thức trong giờ ngủ. Ngoài ra tôi còn sử dụng một số bài hát ru, một số câu ca dao thay đổi trong các giờ ngủ để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Hoạt động chiều: Trong tất cả các hoạt động được tôi lồng ghép giáo dục âm nhạc thì hoạt động chiều là một trong những hoạt động tôi cũng luôn thực hiện lồng ghép một cách nhẹ nhàng mà trẻ rất yêu thích. Đối với những tuần hoạt động âm nhạc là hoạt động chạy thì buổi chiều tôi đưa âm nhạc vào một cách sâu hơn để trẻ cảm thụ về âm nhcaj một cách tốt hơn. Ví dụ: Tôi có thể hát cho trẻ nghe những bài hát trẻ yêu thích để động viên khuyến khích trẻ tham gia hoạt động âm nhạc nhiều hơn Những tuần mà hoạt động chiều âm nhạc không phải là hoạt động chạy thì trong hoạt động chiều tôi cũng lồng âm nhạc vào các tổ chức hoạt động khác một cách nhẹ nhàng nhưng sâu lắng nhất. Hay: trò chơi tôi tổ chức tôi đưa âm nhạc vào cho trẻ thể hiện theo tiếng nhạc, làm theo âm nhạc. Tôi đưa các bài hát cho trẻ hát trước khi vào hoạt độngNhư vậy tôi thấy trẻ hứng thú hơn, tiếng nhạc thúc giục trẻ để trẻ hoàn thiện công việc của mình nhanh hơn, hoạt động đạt kết quả cao hơn. Ngoài ra, nội dung âm nhạc được lồng ghép thông qua các lễ hội: Tổ chức cho trẻ biểu diễn và xem biểu diễn văn nghệ. ( Hình ảnh 6 : Trẻ tham biểu diễn văn nghệ qua các ngày hội ngày lễ) =>Như vậy ở trường lớp mẫu giáo từ lúc đến trường cho đến khi bố mẹ đến đón âm nhạc luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí vui tươi, làm cho trẻ thêm linh hoạt vui vẻ. Âm nhạc thực sự là người bạn thân thiết của trẻ thơ. Biện pháp 4: Sử dụng các loại nhạc cụ, trang phục và các trò chơi âm nhạc dạy trẻ cảm thụ âm nhạc. * Sử dụng các loại nhạc cụ Nhạc cụ và trang phục rất cần thiết đối với âm nhạc. Nó giúp trẻ hứng thú hơn khi hát, múa và vận động minh họa biểu diễn các bài hát. Những tiết tấu giai điệu, nhịp điệu đem âm thanh đến cho trẻ thì trang phục sẽ mang đến cho trẻ những hình ảnh đẹp qua đó trẻ sẽ say mê và thích thú với các bài hát. Trong các hoạt động âm nhạc, tôi tận dụng để giới thiệu cho trẻ một số loại đàn mà trẻ biết. Bên cạnh việc sử dụng thành thạo đàn organ, tôi còn tự tìm hiểu và học thêm đàn bầu, đàn ghi ta, kèn melodica, đàn cốc. Cho trẻ sử dụng đàn xylophone... để trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tốt nhất thông qua các loại nhạc cụ này Ví dụ: Khi cho trẻ nghe hát bài “Cò lả” dân ca đồng bằng Bắc bộ, lần 1 tôi hát kết hợp đàn organ cho trẻ nghe, lần 2 tôi hát kết hợp sử dụng đàn bầu, lần 3 cho trẻ nghe giai điệu của bài hát qua băng với các nhạc cụ dân gian như sáo trúc, đàn tranh... Trẻ rất thích thú cảm thụ làn điệu dân ca đồng bằng Bắc bộ thông qua các loại nhạc cụ trên, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ cũng tăng lên rõ rệt. Hay khi dạy trẻ làm quen với nốt “Mi”, tôi cho trẻ nghe nốt “Mi” qua đàn organ, qua tiếng kèn melodica, cho trẻ sử dụng đàn xylophone để trẻ cảm thụ được rõ nhất nốt “Mi” mà trẻ được làm quen. Tôi sử dụng các nguồn vật liệu đa dạng mở như: muỗng, gỗ, thanh tre, ly nhựa, nắp thiếc, hộp sữa, vung xoong để làm các nhạc cụ. Ngoài ra còn cho trẻ kết hợp với việc sử dụng đũa, gõ những ly, cốc thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo ra một tổ khúc âm thanh hài hòa rất hay và lạ. Trẻ biết các nguyên vật liệu khác nhau sẽ tạo ra các âm thanh khác nhau. Từ đó khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ cũng tốt hơn ( Hình ảnh 7: Trẻ sử dụng đàn xylophone) (Hình ảnh 8: Trẻ sử dụng đàn cốc) Để trẻ biết được những hình tượng về con người của từng vùng miền trên khắp đất nước Việt nam, khi cho trẻ múa hát hoặc cô giáo múa hát thì cô phải chuẩn bị những bộ trang phục đặc trưng của từng vùng miền. Ví dụ: Với dân ca Bắc Bộ thì váy đụp và áo tứ thân, áo yếm, khăn mỏ quạ. Đạo cụ hay nhạc cụ đi kèm sẻ tùy theo các bài hát “Bà còng đi chợ” chuẩn bị gậy và mũ tôm tép. Bài dân ca “Lý cây bông” chuẩn bị áo bà ba, khăn rằn. Bài “Trống cơm” chuẩn bị trống cơm, áo dài khăn đóng. Việc sử dụng các loại đồ dùng, dụng cụ và trang phục biểu diễn giúp trẻ có cảm hứng cảm thụ âm nhạc rất tốt bới trẻ được nghe trực tiếp, được hóa thân vào vai mình đóng một cách nhẹ nhàng và vui tươi nhất. * Tổ chức các trò chơi âm nhạc Trò chơi âm nhạc được xem như là một hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các trò chơi âm nhạc với các tiết tấu khác nhau sẽ kích thích sự tập trung chú ý và sự cảm thụ âm nhạc cho trẻ. Tôi sử dụng các trò chơi để tăng cho trẻ cảm thụ về tiết tấu Ví dụ 1: Trò chơi “Vòng tròn tiết tấu” để tập luyện khả năng cảm thụ âm nhạc, lắng nghe, tập trung, chú ý cho trẻ. Tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ một chiếc hộp âm nhạc, cho trẻ ngồi vòng tròn, cô mở bản nhạc và trẻ gõ vào hộp theo tiết tấu, nhanh tay chuyển chiếc hộp âm nhạc cho bạn bên cạnh phối hợp với nhau để tạo thành một vòng tròn tiết tấu. ( Hình ảnh : Trẻ chơi trò chơi vòng tròn tiết tấu) Ví dụ 3: Trò chơi “Khiêu vũ với bóng” Trò chơi này yêu cầu trẻ phải lắng nghe 1 đoạn nhạc và hai bạn kết hợp với nhau vừa giữ quả bóng ở vị trí bụng hai bạn, vừa khiêu vũ với bản nhạc mà bóng không rơi. Trò chơi giúp các bé rèn luyện tai nghe nhạc cho trẻ, mặt khác giúp trẻ phát triển khả năng vận động, sự gắn kết bé với các bạn trong lớp, luyện tập làm việc nhóm, đoàn kết để hoàn thành việc được giao. ( Hình ảnh 9: Trẻ chơi trò chơi khiêu vũ với bóng) Hay: Các trò chơi như: những tiết tấu vui nhộn, giai điệu kì diệu, chuyền sắc xô, tiếng hát âm thanh ở đâu, hóa đá, chiếc ghế âm nhạc Tất cả những trò chơi âm nhạc đều giúp trẻ cảm thụ về giai điệu, cảm thụ về tiết tấu, cảm thụ về cao độ, trường độ, âm sắc của âm nhạc. Để trẻ thực sự yêu thích và đam mê hoạt động âm nhạc thì tôi sử dụng các loại nhạc cụ, trang phục và các trò chơi âm nhạc để dạy trẻ cảm thụ âm nhạc, tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi hấp dẩn, trang phục đẹp bắt mắt và phù hợp với trẻ để áp dụng trong quá trình biểu diễn nhằm làm tăng hứng thú và khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ. Biện pháp 5: Thực hiện tốt công tác phối hợp với phụ huynh. Trẻ đến trường được cô giáo dạy dỗ với nhiều nội dung âm nhạc khác nhau thông qua các hoạt động với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên các kiến thức, kĩ năng âm nhạc mà giáo viên cung cấp cho trẻ phải được ôn luyện tại nhà. Vì vậy, để giúp trẻ học tốt thì cần có sự cộng tác giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Tôi thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, lên bản tin về chương trình dạy theo từng chủ đề sự kiện trong từng tuần, từng tháng để phụ huynh phối kết hợp với cô giáo rèn luyện thêm cho trẻ. ( Hình ảnh 10: Bảng tuyên truyền với phụ huynh) Thường xuyên trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà với đa dạng chủng loại, nhất là những bài hát dành cho thiếu nhi và những bài dân ca. Cha mẹ có thể thể hiện bài hát cùng với con trẻ, động viên khích lệ trẻ từ đó trẻ sẽ cảm thấy hứng thú và làm phong phú thêm vốn hiểu biết về âm nhạc cho trẻ. Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu, các dụng cụ phục vụ cho âm nhạc như: Lon sữa, bóng, chai nhựa, hột hạt, quần áo cũ, giấy màu, dây kim tuyến, ... để cô và trẻ có thể sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ và trang phục biểu diễn để tiết học trở nên sinh động, phong phú. Ngoài ra, tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc, những bài hát hay có nội dung phù hợp với trẻ, ghi âm giọng hát của trẻ để bổ sung vào góc âm nhạc. Thường xuyên phối hợp với phụ huynh để tổ chức chương trình biểu diễn văn nghệ nhân các ngày hội, ngày lễ như: “Tết trung thu”, “Ngày hội đến trường của bé”, “Các ngày lễ hội”...Tổ chức cho các lớp tham gia biểu diễn giao lưu văn nghệ. ( Hình ảnh 11: phụ huynh tham dự chương trình văn nghệ của trẻ) Sau khi sử dụng các biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh, phụ huynh đã hiểu bản chất, tác dụng của vấn đề dạy trẻ, nắm bắt được phương pháp dạy trẻ. Từ đó phụ huynh luôn luôn kết hợp chặt chẽ với giáo viên để dạy trẻ. III.KẾT QUẢ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM Kết quả đạt được Sau khi thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc” tôi đã thu được những kết quả sau: Đối với giáo viên: Giáo viên tạo được môi trường hoạt động âm nhạc trong và ngoài lớp học một cách phong phú, đa dạng, lôi cuốn, hấp dẫn trẻ tạo điều kiện để trẻ nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc của mình. Giáo viên đã biết vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc để cảm thụ âm nhạc thông qua tiết dạy, thông qua các trò chơi. Giáo viên đã biết sử dụng các nhạc cụ và trang phục biểu diễn văn nghệ để tạo hứng thú cho trẻ, cô và trẻ đã tự tạo ra được nhiều nhạc cụ và trang phục kích thích cho trẻ lòng yêu âm nhạc. Giáo viên đã quan tâm tới giáo dục cá nhân cho trẻ và phối hợp chặt chẽ với phụ huynh có biện pháp phù hợp dạy trẻ cảm thụ âm nhạc sao cho đạt hiệu quả cao nhất và có tác động thực sự đến trẻ. Tạo sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường cùng chăm lo giáo dục phát triển cho trẻ. Đối với trẻ: Trẻ hứng thú mỗi khi tham gia hoạt động âm nhạc cũng như các hoạt động khác, có khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng, óc sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, sôi nổi. Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ phát triển rõ rệt qua các giai điệu, tiết tấucủa các bài hát, trẻ đã thể hiện được các tình cảm, cảm xúc của bài hát. Khả năng ca hát, nghe hát, vận động theo nhạc của trẻ được nâng cao, trẻ nhớ và thuộc được nhiều bài hát. Bảng so sánh đối chứng kết quả (tổng số 34 trẻ) Nội dung đánh giá Kết quả Tốt Khá Trung bình Yếu Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Khả năng ca hát Đầu năm 16 47 % 11 32,3% 5 14,7% 2 6 % Đến cuối năm 28 82,3% 4 11,7% 2 6% 0 0% So sánh Tăng 12 trẻ 35,3% Giảm 7 trẻ 20,6 % Giảm 3 trẻ 8,7% Giảm 2 trẻ 6 % Khả năng vận động theo nhạc Đầu năm 13 38,2% 9 26,5% 7 20,6% 5 14,7% Đến cuối năm 27 79,4% 6 17,6% 1 3% 0 0% So sánh Tăng 14 trẻ 41,2% Giảm 3 trẻ 8,9 % Giảm 6 trẻ 11,8% Giảm 5 trẻ 14,7% Khả năng Đầu năm 11 32,3% 9 26,5% 8 23,5% 6 17,7% nghe hát Đến cuối năm 26 76,4% 7 20,6% 1 3% 0 0% So sánh Tăng 15 trẻ 44,1 % Giảm 2 trẻ 5,9 % Giảm 7 trẻ 20,5 % Giảm 6 trẻ 17,7% Khả năng chơi trò chơi âm nhạc Đầu năm 12 35,2% 10 29,5% 7 20,6% 5 14,7% Đến cuối năm 28 82,4% 4 11,7% 2 5,9 % 0 0 % So sánh Tăng 16 trẻ 47,2 % Giảm 6 trẻ 17,6% Giảm 5 trẻ 14,7% Giảm 5 trẻ 14,7% Trẻ có khả năng biểu diễn tự tin, mạnh dạn Đầu năm 11 32,3% 9 26,5% 8 23,5% 6 17,5% Đến cuối năm 27 79,4% 7 20,6% 0 0% 0 0% So sánh Tăng 16 trẻ 47,1% Giảm 2 trẻ 6% Giảm 8 trẻ 23,5% Giảm 6 trẻ 17,5% * Đối với phụ huynh Phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng trong việc dạy trẻ cảm thụ âm nhạc và đã phối hợp nhiệt tình với giáo viên và nhà trường trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ Phụ huynh quan tâm ủng hộ cho lớp, cho nhà trường những nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền giúp giáo viên phục vụ cho hoạt động làm nhạc cụ và những trang phục biêu diễn văn nghệ cho trẻ. Bài học kinh nghiệm Việc “Giúp trẻ 4- 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc” đối với bậc học mầm non có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ đồng thời giúp trẻ nắm bắt nhanh hơn trong việc học đọc, học viết trên các bậc học sau này của trẻ. Từ những biện pháp và kết quả đã đạt được tôi đã đúc rút ra được một số kinh nghiệm như sau: Giáo viên xây dựng môi trường cảm thụ âm nhạc cho trẻ để lôi cuốn trẻ vào hoạt động âm nhạc một cách tích cực hơn. Giáo viên nắm vững mục tiêu cũng như phương pháp giảng dạy của từng bộ môn. Luôn đổi mới các hình thức phong phú lôi cuốn trẻ tham gia, nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua giờ học âm nhạc. Giáo viên tạo ra những đồ dung, dụng cụ âm nhạc và các trang phục biểu diễn hấp dẫn, mới lạ thu hút trẻ. Bản thân phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng Tổ chức giáo dục âm nhạc cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày để đưa trẻ vào niềm vui của âm nhạc. Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN Trẻ mầm non tất cả các hoạt động trong trường ở các lĩnh vực đều rất quan trọng, là yếu tố then chốt giúp trẻ phát triển nhân cách một cách hài hòa và toàn diện. Trong đó hoạt động âm nhạc là một hoạt động mang tính nghệ thuật cao và có sức ảnh hưởng vô vùng lớn đối với trẻ. Với mong muốn tất cả vì học sinh thân yêu mang lại cho các con sự tự tin, mạnh dạn, tích cực trong mọi hoạt động và đặc biệt là luôn hứng thú với các hoạt động âm nhạc cảm thụ khả năng âm nhạc tốt nhất cần giúp trẻ hứng thú, tự tin bộc lộ khả năng của mình mọi lúc mọi nơi một cách thỏa mái dưới mọi hình thức. Đồng thời giáo viên cần quan tâm nắm bắt những nhu cầu thiết yếu của cá nhân trẻ phát hiện ra đặc điểm và khả năng năng khiếu của các con. Với biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc phần nào đó đã có sự tác động mạnh đến khả năng ca hát, khả năng vận động theo nhạc, khả năng nghe hát, khả năng chơi trò chơi âm nhạc của trẻ. Trẻ mạnh dạn tự tin trong biểu diễn cũng như khi tham gia các hoạt động khác KHUYẾN NGHỊ Đối với Phòng giáo dục: Mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho giáo viên như: sử dụng nhạc cụ: đàn Organ, Guitare , các lớp biên đạo múa Xây dựng tiết chuyên đề về hoạt động giao lưu khối có lồng ghép giáo dục âm nhạc bởi đây là một nội dung gây sự thích thú và đem lại hiệu quả giáo dục âm nhạc cao. Đối với nhà trường Bổ sung mua sắm thêm đồ dùng đồ chơi,nhạc cụ âm nhạc phục vụ cho công tác giáo dục âm nhạc. Mở các lớp năng khiếu đặc biệt về âm nhạc cho trẻ tại trường. Trên đây là “Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc” bản thân tôi đã thực hiện tại lớp 4 tuổi B2 trong năm học 2022- 2023 và đã đạt được kết quả cao. Tuy nhiên trong quá trình vận dụng và trình bày không tránh khỏi những hạn chế. Bản thân tôi rất mong sự góp ý, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, của bạn bè đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn vai trò và nhiệm vụ của mình, để đề tài sáng kiến của tôi được áp dụng rộng rãi hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn ! Phúc Thọ, ngày tháng năm 2023 Tôi xin cam đoan sáng kiến này là tôi tự nghiên cứu và viết, không sao chép của người khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm..
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_nan.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4, 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc.pdf