Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5, 6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc - Trường Mầm non Trung Lập

Các nhà khoa học đã nghiên cứu, trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não phát triển tăng trí thông minh sau này. Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Thông qua âm nhạc trẻ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai các động tác. Ở lứa tuổi mầm non âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.

Hoạt độnggiáo dục âm nhạc là hoạt độngnghệ thuật có tác dụnggiáo dục thẩmmỹ ngoài ra nó còn giúptrẻ mầm non có khả năng trảinghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc,ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi với những âm sắc réo rắt, tiết tấu sôi nổi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi... Bài hát êm dịu, trầm lắng sẽ đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng, sâu lắng có khi cảm giác lại buồn... Với tôi khi dạy giờ âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi tới trường lớp.

docx 15 trang SKKN Âm Nhạc 28/03/2025 250
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5, 6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc - Trường Mầm non Trung Lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5, 6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc - Trường Mầm non Trung Lập

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5, 6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc - Trường Mầm non Trung Lập
́t, múa, gõ đệm theo bài hát). Cô khuyến khích cả lớp cùng tham gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn.
Đây là phương pháp giáo dục mầm non đạt hiệu quả cao. Qua thực tế, trong các giờ dạy trẻ về thơ, truyện, làm quen chữ cái khám phá khoa học,...có sự tham gia các đoạn nhạc dùng để chuyển tiếp sẽ làm cho tiết học không bị nhàm chán thu hút trẻ tích cực tham gia vào tiết học và tiết học trở nên phong phú hơn.
Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng âm nhạc thông qua hoạt động chơi
Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động ngoài trời:
Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài có nội dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ thông qua các bài như: "Quan sát vườn hoa trong sân trường".Sau khi quan sát xong cô cho trẻ hát bài "Màu hoa" hoặc "Ra vườn hoa"... Qua đó trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới. Giáo dục các cháu không bứt hoặc hái hoa, có ý thức chăm sóc và bảo vệ hoa. Hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống... Cùng trẻ trò chuyện về bài hát, giải thích cho trẻ về nội dung lời ca, có âm nhạc nhận thấy trẻ thích hẳn lên, vui thú, làm cho hoạt động thêm nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó nhận thấy trẻ rất thích được dạo chơi, trẻ nhanh nhẹn hào hứng tham gia vào các hoạt động, còn giúp trẻ củng cố lại kiến thức đã học hoặc làm quen với bài hát mới giúp trẻ vào giờ học âm nhạc được dễ dàng, tự tin hoà mình cùng cô. Nhận thấy bước đầu trẻ có khả năng phát triển về âm nhạc.
Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc:
Theo chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay, hoạt động góc đi đôi với hoạt động học có chủ đích. Ở hoạt động học có chủ đích, mỗi tuần chỉ có một giờ hoạt động, vì vậy việc hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhạc thông qua các giờ hoạt động cũng là biện pháp rất cần thiết. Phương pháp này nhằm phát triển ở trẻ cảm giác nhịp điệu về âm nhạc, qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng chính hoạt động của mình. Trẻ có thể cảm nhận và tự vận động theo ý thích của mình. Tôi hướng dẫn trẻ vận động dưới nhiều hình thức:
Hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát.
Hát kết hợp nhún nhảy, lắc lư, giậm chân...
chạy...
Hát kết hợp một số động tác đơn giản như vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún, đi,
Hát kết hợp minh hoạ theo lời ca.
Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết hưởng ứng
cảm xúc bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho phù hợp với nhịp điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận động giống như cô, có thể cho trẻ tự sáng tạo theo ý thích của mình để từ đó thu hút trẻ tham gia một cách tích cực hơn.
Biện pháp 5: Một số trò chơi phục vụ âm nhạc
Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tịên để đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc.
Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng thông qua tai nghe âm nhạc.
Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ.
+ Trò chơi “Đập bóng chọn chữ”:
Trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, đoán đúng tên bài hát
Chuẩn bị: Bóng bay, một số bài hát trong các bài hát trong chương trình mà trẻ đã
thuộc.
Cách chơi: Chia lớp thành hai nhóm thi đua với nhau. Từng trẻ trong đội nhún bật,
đập bóng đến khi bóng rơi và xem trên bóng có chữ cái gì để đoán tên bài hát theo chữ cái đầu, sau đó trẻ thể hiện bài hát. Nếu đoán chính xác tên bài hát và thể hiện được bài hát, trẻ được tặng một bông hoa. Kết thúc đội nào có nhiều hoa hơn, đội đó sẽ chiến thắng.
+ Trò chơi: “Tiếng hát ở đâu”
Trò chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe tiếng hát và giúp trẻ phát triển thính giác, khả năng chú ý và định hướng trong không gian của trẻ.
Chuẩn bị: Một số bài hát có trong chương trình
Cách chơi: Một trẻ đứng giữa lớp, đội mũ che kín mắt hoặc dùng băng vải bịt mắt.
Một hoặc hai trẻ được chỉ định hát. Trẻ đứng ở giữa lớp bị bịt mắt không nhìn thấy bạn hát nhưng nghe và chỉ về hướng có tiếng hát và nói tên người hát. Khi chơi đã thành thạo, cô cho trẻ chơi nâng cao yêu cầu bằng cách trẻ chỉ tay về hướng có tiếng hát và nói tên người hát, nếu nói đúng thì cả lớp vỗ tay, nếu nói sai thì phải nhảy lò cò hoặc hát một bài.
+ Trò chơi: “Nhặt sỏi gõ ba nhịp phách”
Trò chơi này giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, tập gõ nhịp ba phách.
Chuẩn bị: Các hòn sỏi và bài hát có trong chương trình mà trẻ đã được học.
Cách chơi: Cô chọn bài hát có nhịp lấy đà ở phách thứ ba. Trẻ ngồi thành hàng ngang hoặc vòng tròn. Mỗi trẻ có một đống sỏi có số lượng bằng số lượng nhịp trong bài hát. Các cháu hát và nhặt sỏi vào phách thứ ba trong nhịp lấy đà, sau đó gõ hòn sỏi xuống nền nhà vào các phách theo nhịp bài hát: Phách thứ nhất gõ, phách thứ hai bỏ hòn sỏi xuống bên cạnh. Tiếp theo trẻ nhặt hòn sỏi ở phách thứ ba của ô nhịp kế tiếp và thực hiện lại chu kỳ ban đầu. Cứ như vậy trẻ sẽ nhặt hết sỏi để sang một bên. Kết thúc bài hát, trẻ nào vừa nhặt hết sỏi là thực hiện đúng nhịp phách của bài hát, được cô giáo khen. Trẻ nào nhặt thừa hoặc thiếu sỏi là chưa thực hiện đúng phách của bài hát, sẽ phải nhảy lò cò một vòng.
+ Trò chơi “Ô cửa bí mật”
Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên biểu diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong những ô cửa.
Chuẩn bị: Cô chuẩn bị một phần mềm Powerpoint các ô cửa bí mật, bên trong các ô cửa có các hình ảnh chứa nội dung bài hát mà cô muốn trẻ hát. Ví dụ: Chủ đề nghề nghiệp, cô chọn các hình một số nghề nghiệp phổ biến mà trẻ biết rồi cho trẻ chọn ô cửa trẻ muốn chọn, rồi cho trẻ về tổ để bàn bạc suy nghĩ rồi cả tổ cùng hát bài hát có nội dung như hình vẽ ấy, cô giáo sẽ đánh đàn cho trẻ ở tổ đó để thực hiện bài hát mà trẻ thể hiện. Phần thưởng dành cho các đội hát đúng với nội dung ô cửa.
Cách chơi: Chia trẻ làm 3 tổ, 3 tổ trưởng lần lượt lên đại diện chọn ô cửa, rồi về tổ mình suy nghĩ 1 phút, hết 1 phút cả tổ cùng thực hiện bài hát như nội dung ô cửa vừa mở ra.
Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật, tổ 3 mở ô cửa số 3 có con mèo thì hát một bài hát nói về con mèo như: “Ai cũng yêu chú mèo” hay “Thương con mèo”...
Nếu mở ô cửa nào mà hát được bài hát có nội dung đúng với hình ảnh trong ô cửa đó thì đội đó được tặng một hộp quà. Tiếp tục đội kia chọn ô cửa. Nếu đội nào chọn ô cửa mà không hát được bài hát có nội dung như hình ảnh trong ô cửa thì quyền hát thuộc về đội bạn.
+ Trò chơi “ Ai nhanh nhất”
Trò chơi phát triển tai nghe, trẻ phản ứng nhanh với các loại tiết tấu khác nhau và ghi nhớ có chủ định.
Chuẩn bị: 5 - 6 khu vườn, xắc xô, đàn ocgan.
Cách chơi: Cô có từ 5 - 6 khu vườn, cô mời một số trẻ lên chơi, số trẻ nhiều hơn số khu vườn. Khi cô hát nhỏ, các con đi nhẹ nhàng xung quanh khu vườn, khi cô hát to các con đi nhanh, khi có hiệu lệnh của cô, các con nhanh chân chạy về khu vườn (mỗi bạn là một khu vườn). Ai không tìm được khu vườn cho mình thì bị phạt nhảy lò cò quanh khu vườn. Ở mỗi tiết học tôi đều cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc khác nhau để tránh nhàm chán đồng thời để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực hơn.
Đánh giá ưu điểm và hạn chế của biện pháp
Bản thân tích luỹ được các kinh nghiệm trong khâu chuẩn bị cho tiết dạy như nắm được phương pháp giảng dạy, phương pháp chủ yếu trong giảng dạy là đồ dùng như băng nhạc, nhạc cụ, tạo hứng thú cho trẻ, không chê trẻ,biết động viên trẻ nào chưa mạnh dạn để động viên trẻ thể hiện để cô sửa cho trẻ và cùng hòa nhập với các bạn.
Khả năng của cô giáo trong việc làm đồ dùng sáng tạo cùng với sự nhiệt tình của cô để dạy học, luôn lắng nghe và thường xuyên cho trẻ làm quen bài hát nghe nhạc trong ngày.
Phụ huynh càng tin tưởng, chăm lo hơn đến phương pháp giáo dục trẻ, có sự nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng trong việc cho trẻ hoạt động âm nhạc. Phụ huynh sẵn sàng sưu tầm vật liệu đóng góp cho lớpGiữa phụ huynh và giáo viên có sự hợp tác tích cực.
Đánh giá kết quả của biện pháp
Sau một thời gian thực hiện, là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi rất phấn khởi khi kết quả đạt được rất cao
Qua những biện pháp tôi nghiên cứu và áp dụng vào lớp mình, chất lượng về hoạt động giáo dục âm nhạc lớp tôi tăng lên rõ rệt.
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát, đánh giá trẻ sau khi thực hiện biện pháp
Mức độ nội dung khảo sát
Đầu năm
Cuối năm
Số trẻ/
Tổng số
Tỷ lệ
%
Số trẻ/
Tổng số
Tỷ lệ
%
Trẻ hứng thú trong giờ học:
16
59%
26/27
96,2%
Trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát
15
55%
25/27
92,2%
Khả năng vận động theo nhạc
16
59%
25/27
92,5%
Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ
16
59%
26/27
96,2%

hát.
Cháu hào hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc.
Cháu hát thuộc bài hát, thể hiện tình cảm theo lời ca, vận động thành thạo theo bài
Đặc biệt trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin biểu diễn trước mọi người, trẻ rất thích được
tham gia biểu diễn trong những ngày hội, ngày thi. Trẻ rất thích được nghe nhạc, bởi âm nhạc giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng như số lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học thuộc sẽ đặt những cơ sở đầu tiên của thị hiếu âm nhạc trong tâm hồn của từng trẻ. Trước kết quả ấy tôi vô cùng phấn khởi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Âm nhạc cũng là một món ăn tinh thần cho trẻ. Vì thế khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ tốt hơn. Âm nhạc cũng là phương tiện giáo dục hiệu quả nhất góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ, trau dồi đạo đức, phát triển tuệ, thể chất, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Nếu mỗi giáo viên mầm non đều áp những biện pháp trên một cách phù hợp, linh hoạt, sáng tạo thì năng lực cảm thụ nghệ thuật âm nhạc, cụ thể là khả năng ca hát và vận động theo nhạc của trẻ sẽ ngày càng được cao hơn. Mặt khác, những kiến thức về thế giới xung quanh thông qua các hình tượng âm nhạc, xúc cảm thẩm mĩ của trẻ cũng càng trở nên phong phú. Trẻ biết rung động trước cái đẹp, yêu cái đẹp để rồi từ đó biết tạo ra cái đẹp.
Bản thân qua quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc cũng đã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho mình trong công tác giảng dạy lanh lợi hơn, hát hay hơn, múa dẻo hơn nhưng bên cạnh đó tôi cũng không ngừng học hỏi để phát triển khả năng âm nhạc cho mình.
Từ những vốn kinh nghiệm tích lũy ấy, tôi đã áp dụng và có hiệu quả ở lớp mình nhằm hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện, vì trẻ em hôm nay là thế giới của ngày mai.
Kiến nghị
Qua thực tế trực tiếp giảng dạy trên lớp tôi có một số kiến nghị sau.
Là một giáo viên cần đầu tư cho tiết dạy của mình như là đồ dùng đồ chơi phù hợp đẹp mắt thu hút trẻ, chuẩn bị đủ các nhạc cụ và đồ dùng phục vụ cho trẻ.
Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham dự học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị và làm phòng chức năng để phục vụ cho việc giáo dục âm nhạc tiện nghi hơn.
Có các biện pháp, kiến nghị để mở các l Có các biện pháp, kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc cho đội ngũ giáo viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Huế
Trung Lập, ngày 10 tháng 11 năm 2023
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thanh Nga
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ/NHÀ XUẤT BẢN GHI CHÚ
Điều lệ trường Mần non Vụ Giáo dục Mần non–NXB Giáo dục Việt Nam
Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục âm nhạc mẫu giáo Vụ giáo dục mầm non – nhà xuất bản âm nhạc Hà Nội -2004 –Hoàng Văn Yến.
Giáo dục âm nhạc – Phạm Thị Hòa Nhà xuất bản đại học Hà Nội 2008.
Sách tuyển tập âm nhạc 5 - 6 tuổi Vụ Giáo dục Mần non–NXB Âm nhạc Hà Nội 1995
Tuyển chọn những trò chơi, bài hát thơ ca, câu đố theo chủ đề.
Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non trẻ 5 -6 tuổi.
Các trò chơi và hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi.
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Tài liệu tập tuấn chương trình giáo dục mầm non mới.
MỤC LỤC
TT Nội dung Trang I PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài 1
Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài 2
Đối tượng nghiên cứu 3
Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu 3 II PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lí luận 4
Thực trạng 5
Nội dung và hình thức của giải pháp 7
a Mục tiêu của giải pháp. 7
b Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp 7
c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 23
d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_tic.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5, 6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục â.pdf