Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3, 4 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc
Bác Hồ kính yêu đã viết:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ biết học hành là ngoan”.
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, việc bảo vệ, chăm sóc trẻ không những là trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Đây là giai đoạn quan trọng để hình thành những nền tảng cho sự phát triển sau này. Ở trẻ, tất cả mọi thứ đều mới bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi bàn chân, đôi tay của mình…Tất cả những cử chỉ đó đã làm nên những thói quen, những nét nhân cách mới ở trẻ. Vì vậy làm thế nào để trẻ được phát triển toàn diện luôn là mong muốn của mọi gia đình và của toàn xã hội.
Bậc học Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền tảng ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giáo dục mẫu giáo tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Chương trình giáo dục bậc Mầm non cũng rất đa dạng về nội dung học nhằm phát triển cả trí tuệ, thể chất, tình cảm xã hội, thẩm mĩ… cho trẻ. Trong đó, lĩnh vực phát triển thẩm mĩ chiếmmột vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là môn âm nhạc. Bởi âm nhạc không chỉ tác động sâu sắc đến thế giới tinh thần mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển trí tuệ ở mỗi em. Khi nghe nhạc, sự chú ý quan sát, lắng nghe, sự nhạy bén về thị giác và thính giác ở trẻ được tăng cường. Tiếp xúc với âm nhạc trẻ còn đượcrèn luyện một số kĩ năng về giao tiếp, kĩ năng vận động, hợp tác…
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3, 4 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc

giáo dục âm nhạc, có thể là những bài đã học, những bài chưa học theo từng đề tài bài dạy. Ví dụ: Dạy trẻ đọc thơ "Làm anh". Phần tích hợp cho trẻ hát bài: "Cả nhà thương nhau, cho con". Cô hát cho trẻ nghe bài: "Tổ ấm gia đình, ba gọn nến lung linh...". Qua đó giúp trẻ làm quen một số bài hát mới hoặc củng cố những bài đã học, không những giúp trẻ làm quen âm nhạc mà còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong giờ học. Hoặc dạy trẻ học: Khám phá khoa học tìm hiểu "Vật nuôi trong gia đình" tích hợp hát bài "Gà trống, mèo con và cún con, ai cũng yêu chú mèo, con gà trống...". Qua đó còn hình thành cho trẻ tình cảm đối với các con vật, giáo dục trẻ biết ích lợi các con vật nuôi đối với cuộc sống con người. Cách chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi .v.v... Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham thích học hơn. * Cho trẻ nghe nhạc trong giờ hoạt động góc: Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà lại mau quên. Cần cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc, mọi nơi và hoạt động ở góc. Tôi thấy giờ hoạt động góc trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, ở góc âm nhạc trẻ thích hát múa lại những bài đã học và thích phản ảnh lại những việc làm của người lớn. Ví dụ: Sau giờ hoạt động học “Hoạt động âm nhạc” Đề tài: Nghe hát “Cô giáo miền xuôi” phần hoạt động góc - ở góc phân vai cho trẻ chơi trò chơi: Tập làm cô giáo. Cô dạy hát bài: "Cô giáo miền xuôi", "Cô và mẹ"... hướng trẻ hát những bài có nội dung phục vụ cho bài học và theo chủ điểm, nhằm củng cố những kiến thức đã học. Tôi thấy rằng trẻ rất thích chơi ở góc, thể hiện được công việc ở mỗi góc. Giúp trẻ tìm hiểu về những công việc của người lớn, cứ như trẻ đang chơi mà có học. * Cho trẻ nghe nhạc trong hoạt động ngoài trời: Trẻ được nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát. Thích nghe hát và hát được như bạn. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc; hát những bài có nội dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ thông qua đề tài. Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời: "Quan sát cây phượng". Sau khi quan sát xong tập cho trẻ hát bài "Em yêu cây xanh" hoặc "Trồng cây"... Qua đó trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới. Để hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt giáo cụ trực quan để hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ. Các cháu trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. Hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống... Cùng trẻ trò chuyện về bài hát, giải thích cho trẻ về nội dung lời ca, có âm nhạc nhận thấy trẻ thích hẳn lên, vui thú, làm cho hoạt động thêm nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó nhận thấy trẻ rất thích được dạo chơi, trẻ nhanh nhẹn hào hứng tham gia vào các hoạt động, còn giúp trẻ củng cố lại kiến thức đã học hoặc làm quen với bài hát mới giúp trẻ vào giờ học âm nhạc được dễ dàng, tự tin hoà mình cùng cô. Nhận thấy bước đầu trẻ có khả năng phát triển về âm nhạc. Biện pháp 7: Tổ chức các hoạt động âm nhạc thông qua các hội thi, ngày hội, giao lưu văn nghệ. Vào khoảng cuối tháng tôi lại tổ chức hội thi âm nhạc mang tên "The voice kid ". Có sự tham gia của các thành viên trong lớp, xây dựng sân khấu với các dụng cụ âm nhạc cho các cháu biểu diễn giống như biểu diễn một đêm văn nghệ, một vài cháu làm ban nhạc công sẽ có phần quà cho những cháu đạt giải. Trong Hội thi tôi có mời sự góp mặt của các phụ huynh tham dự. Nhận thấy nhiều phụ huynh rất phấn khởi về những kết quả của con mình, có tác dụng rất lớn đến việc đưa con đến lớp Mẫu giáo, để phụ huynh có hướng phát huy năng khiếu ở trẻ. Trong cuộc thi trẻ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động có âm nhạc; trẻ thích biểu diễn và say mê với âm nhạc. Trong tháng, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch giao lưu văn nghệ giữa các lớp trong khối 3 tuổi, giao lưu giữa các khối trong trường và các hoạt động văn nghệ gắn liền với các sự kiện như lớn như: Ngày Hội khai trường, Ngày nhà giáo Việt Nam, Ngày thành lập QĐNNVN, Halloween, Noel, Thời trang hè, Bế giảng năm học... Nhà trường cũng tổ chức sôi nổi các hoạt động văn nghệ dành nhiều thời gian cho các cháu biểu diễn. Đó cũng là một hình thức tuyên truyền về ngành học rất lớn. Trẻ vừa hiểu được ý nghĩa của những ngày kỉ niệm, tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu với nhau, trẻ rất thích tự làm và được khen, giúp trẻ phát triển trí tuệ, nhanh nhẹn, hồn nhiên, tự tin trước mọi người và cảm nhận được vẻ đẹp, cái hay của âm nhạc. Mặt khác sự cảm thụ tích cực của trẻ về âm nhạc không nên dừng lại ở việc cho trẻ hát lại những bài hát được người lớn truyền thụ mà tri thức và kỹ năng về âm nhạc sẽ được hình thành và tồn tại lâu bền ở trẻ con nếu các cháu được rèn luyện chu đáo và được tham gia biểu diễn... Tất cả những hình thức biểu diễn, những tác phẩm âm nhạc như đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, nhảy dancesport, dân vũ, khiêu vũ, kết hợp trò chơi âm nhạc, vận động theo nhạc đệm, đều gây cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công sẽ có giá trị giáo dục sâu sắc hơn. Vì sự giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật của âm nhạc chỉ được coi là hoàn thiện khi một tác phẩm âm nhạc truyền thụ cho trẻ và sau này chính những trẻ em đó tham gia tái hiện đầy đủ tác phẩm âm nhạc đó. (Hình ảnh biểu diễn văn nghệ có minh chứng kèm theo) IV. Kết quả nghiên cứu. Có thể nói qua một năm nghiên cứu áp dụng những kinh nghiệm, một số biện pháp trong và ngoài giờ học ở lớp tôi thấy chất lượng về việc trẻ cảm thụ âm nhạc nâng lên rõ rệt ,trẻ rất thích học môm học này, rất mạnh dạn tham gia các hoạt động và đã đạt được một số kết quả nhất định: (Bảng 2: Bảng khảo sát, đánh giá khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ cuối năm học có minh chứng kèm theo) Qua kết quả khảo sát lần 2 đối chiếu với kết quả khảo sát đầu năm ta thấy: Khả cảm thụ âm nhạc của trẻ tăng lên rõ rệt, đó là kết quả rất đáng mừng. Tỉ lệ trẻ xếp loại Đạt ở tất cả các mặt khảo sát tăng từ 27% lên 91% đó là tỉ lệ rất cao (tăng khoảng gấp 3 lần so với lần 1 khi chưa áp dụng các biện pháp), tỉ lệ trẻ chưa đạt rất thấp. Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc, nhanh thuộc bài hát, vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát, khả năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc có nhiều tiến bộ. Trẻ thích hát và hiểu nội dung bài hát tăng từ 36% lên 91% Khả năng thuộc và nhớ bài hát tăng 27% lên 91%. Trẻ thích được múa, biểu diễn cùng bạn bè tăng từ 18% lên 82% Trẻ ghi nhớ bài hát lâu hơn tăng 18% lên 86% Trẻ tự tin biểu diễn bài hát, tích cực hoạt động khi tham gia giờ học âm nhạc tăng 18 % lên 82% Trẻ có thể sáng tạo khi vận động theo nhạc. Có một điều tôi muốn lưu ý các bạn là khi áp dụng các giải pháp này điều đặc biệt phải luôn ghi nhớ là chúng ta không nên tách rời từng giải pháp mà luôn phối kết hợp chúng với nhau để mang lại hiệu quả cao nhất đối với sự phát triển của trẻ. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận. Để tác phẩm âm nhạc đi vào lòng trẻ thơ một cách tự nhiên và chân thật, giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện, góp phần làm giàu tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết. Bản thân tôi bên cạnh việc tìm kiếm các giải pháp trên mạng, sách báo, cộng với việc vận dụng các kiến thức đã học ở trường sư phạm, kinh nghiệm của bản thân, đồng nghiệp. Tôi đã lần lượt áp dụng các giải pháp nêu trên. Và để giúp trẻ cảm nhận tốt nhất tác phẩm âm nhạc, một điều chúng ta luôn ghi nhớ không có một nguyên tắc cứng nhắc nào khi áp dụng các biện pháp tôi vừa trình bày, chúng ta cần linh hoạt phối kết hợp đan xen các biện pháp và tùy từng đối tượng trẻ mà có các biện pháp hợp lý nhất. Ý nghĩa của sáng kiến. Khi áp dụng một số giải pháp giúp trẻ 3– 4 tuổi cao khả năng cảm thụ âm nhạc tôi nhận thấy trẻ lớp tôi phát triển rất tốt như: Trẻ thật sự yêu thích âm nhạc, sẵn sàng tâm thế đón nhận mọi hình thức thể loại âm nhạc khác nhau. Trẻ tự tin thể hiện năng lực âm nhạc, tự tin bộc lộ cảm xúc cá nhân. Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, tưởng tượng sáng tạo dựa trên những kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân. Khuyến nghị, đề xuất. Để thực hiện tốt việc giúp trẻ nâng cao khả năng cảm âm nhạc, ngoài sự cố gắng nỗ lực của giáo viên còn rất cần sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của trường và các cấp lãnh đạo vì vậy tôi xin có một số kiến nghị sau: Giáo viên nên bồi dưỡng thêm kiến thức về âm nhạc và khả năng sử dụng các nhạc cụ âm nhạc cho giáo viên để nâng cao hiểu biết, nâng cao sự cảm thụ, cũng như khả năng sưu tầm các bài hát và đưa chúng đến với trẻ mầm non. Nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên đi học hỏi thêm ở các trường bạn, sinh hoạt chuyên đề dự giờ, góp ý. Trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề, tổ chức thao giảng, thường xuyên tổ chức các ngày hội, ngày lễ cho học sinh được tham gia để phát huy được năng khiếu ở trẻ. Trường tạo điều kiện thêm về thời gian cũng như kinh phí để giáo viên làm thêm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho nội dung tiết học thêm phong phú, kích thích hứng thú và sáng tạo của trẻ, bồi dưỡng cảm thụ âm nhạc của trẻ. Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc giúp trẻ cảm thụ tốt âm nhạc mà bản thân tôi đã rút ra sau một năm học thực hiện các giải pháp trên. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để ngày càng nâng cao hơn nữa công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Phúc Thọ, ngày 25 tháng 3 năm 2022 Tác giả PHIẾU KHẢO SÁT TRẺ LỚP C1 Con tên là gì?: . Con học lớp nào, trường nào? . Câu hỏi 1: Con có thích hát, hay nghe nhạc không? Vì sao? . Câu hỏi 2: Con hãy kể tên một số bài hát mà con biết? Câu hỏi 3: Trong các bài hát con biết, con thích nhất bài hát nào?. Vì sao con thích? Câu hỏi 4: Sao con biết những bài hát đó?. Ai đã dạy con? Câu hỏi 5: Con có thể hát, vận động theo nhạc, múa hay nhảy một bài nào không? Con thể hiện cho cô xem? Câu hỏi 6: Con có thể nghĩ ra 1 vận động khác cho bài hát này không? Câu hỏi 7: Con cảm nhận thấy giai điệu bài hát này như thế nào?( Hát cho trẻ nghe 1 bài ) - Từ phiếu điều tra gửi đến trẻ, tôi xây dựng bảng khảo sát thực trạng trước và sau khi thực hiện giải pháp, sáng kiến. Bảng 1: BẢNG KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẢM THỤ ÂM NHẠC CỦA TRẺ ĐẦU NĂM HỌC TT HỌ VÀ TÊN Trẻ thích nghe hát và hiểu nội dung bài hát. Trẻ thuộc nhanh, nhiều các bài hát Trẻ hát, vận động đúng giai điệu bài hát Khả năng sáng tạo khi thể hiện tác phẩm âm nhạc Trẻ mạnh dạn, tự tin biểu diễn bài hát. Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ 1 Nguyễn Quỳnh Chi x x x x x 2 Phí Hông Duyên x x x x x 3 Ng Trọng H.Đăng x x x x x 4 Phạm Hải Đăng x x x x x 5 Phạm Trung Đức x x x x x 6 Ng Thanh T. Hà x x x x x 7 Phạm Trần Gia Hân x x x x x 8 Nguyễn Duy Khang x x x x x 9 Cao Văn Gia Khánh x x x x x 10 Trịnh Diệu Linh x x x x x 11 Phạm Quang Minh x x x x x 12 Lê Thảo My x x x x x 13 Nguyễn Hà My x x x x x x 14 Ng Hạnh Nguyên x x x x x 15 Phạm Hoàng Nguyên x x x x x 16 Phạm Nam Phong x x x x x 17 PhạmPhương Quỳnh x x x x x 18 Lưu Minh Thư x x x x x 19 Lê Thiên Tiến x x x x x 20 Cao Hà Bao Trâm x x x x x 21 Đỗ Hạnh Vy x x x x x 22 Phạm Hà Vy x x x x x Tổng số trẻ: 22 8 14 6 16 4 18 4 18 7 15 Tỉ lệ % 36% 64% 27% 73% 18% 82% 18% 82% 32% 68% Bảng 2: BẢNG KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẢM THỤ ÂM NHẠC CỦA TRẺ CUỐI NĂM HỌC TT HỌ VÀ TÊN Trẻ thích nghe hát và hiểu nội dung bài hát. Trẻ thuộc nhiều, nhanh các bài hát Trẻ hát, vận động đúng giai điệu bài hát Khả năng sáng tạo khi thể hiện tác phẩm âm nhạc Trẻ mạnh dạn, tự tin biểu diễn bài hát. Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ 1 Nguyễn Quỳnh Chi x x x x x 2 Phí Hông Duyên x x x x x 3 Ng Trọng H.Đăng x x x x x 4 Phạm Hải Đăng x x x x x 5 Phạm Trung Đức x x x x x 6 Ng Thanh T. Hà x x x x x 7 Phạm Trần Gia Hân x x x x x 8 Nguyễn Duy Khang x x x x x 9 Cao Văn Gia Khánh x x x x x 10 Trịnh Diệu Linh x x x x x 11 Phạm Quang Minh x x x x x 12 Lê Thảo My x x x x x 13 Nguyễn Hà My x x x x x 14 Ng Hạnh Nguyên x x x x x 15 Phạm Hoàng Nguyên x x x x x 16 Phạm Nam Phong x x x x x 17 PhạmPhương Quỳnh x x x x x 18 Lưu Minh Thư x x x x x 19 Lê Thiên Tiến x x x x x 20 Cao Hà Bao Trâm x x x x x 21 Đỗ Hạnh Vy x x x x x 22 Phạm Hà Vy x x x x x Tổng số trẻ: 22 20 2 20 2 19 3 17 5 18 4 Tỉ lệ % 91% 9% 91% 9% 86% 14% 77% 23% 82% 18% MỤC TÊN MINH CHỨNG 1 Phiếu khảo sát trẻ trước và sau khi thực hiện đề tài 2 Minh chứng biện pháp1: Luyện giọng trước khi hát Hình ảnh 1: Cô và trẻ cùng luyện giọng trước khi hát. 3 Minh chứng biện pháp 2:Xây dựng môi trường mở, kích thích trẻ lĩnh hội các tác phẩm âm nhạc Hình ảnh 2: Góc âm nhạc. Hình ảnh 3: Một số dụng cụ âm nhạc Hình ảnh 4: Trẻ tự tin biểu diễn bài hát 4 Minh chứng biện pháp 3: Nắm bắt khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ 5 Minh chứng biện pháp 4: Sử dụng giáo cụ trực quan đa dạng Hình ảnh 5: Một số đồ dùng âm nhạc Hình ảnh 6: Minh chứng biện pháp 4 trang 9 Hình ảnh 7: Múa bóng trên nền nhạc, minh chứng biện pháp 4 trang 9 6 Minh chứng biện pháp 5: Tổ chức giờ học âm nhạc sáng tạo, linh hoạt Hình ảnh 8: Giờ học âm nhạc được sân khấu hóa Hình ảnh 9: Tổ chức giờ hoạt động âm nhạc ngoài sân trường Hình ảnh 10: Đa dạng hóa hình thức tổ chức Hình ảnh 11: Cô và trẻ cùng chơi trò chơi âm nhạc Hình ảnh 12: Cô và trẻ chơi trò chơi âm thanh kì diệu 7 Minh chứng biện pháp 6: Cho trẻ nghe nhạc mọi lúc, mọi nơi 8 Minh chứng biện pháp 7:Tổ chức hoạt động âm nhạc qua các hội thi, ngày hội, giao lưu văn nghệ. Hình ảnh 13: Trẻ biểu diễn văn nghệ, minh chứng biện pháp 7 trang 13 Hình ảnh 1: Cô và trẻ cung luyện giọng trước khi hát minh chứng biện pháp 1 trang 6 Hình ảnh 2: Góc âm nhạc, minh chứng biện pháp 2 trang 7 Hình ảnh 3: Một số dụng cụ âm nhạc, minh chứng biện pháp 2 trang 7 Hình ảnh 4: Trẻ tự tin biểu diễn bài hát, minh chứng biện pháp 2 trang 7 Hình ảnh 5: Một số đồ dùng âm nhạc, minh chứng biện pháp 4 trang 8 Hình ảnh 6: Minh chứng biện pháp 4 trang 9 Hình ảnh 7: Múa bóng trên nền nhạc, minh chứng biện pháp 4 trang 9 Hình ảnh 9: Tổ chức giờ hoạt động âm nhạc ngoài sân trường, minh chứng biện pháp 5 trang 10 Hình ảnh 11: Cô và trẻ cùng chơi trò chơi âm nhạc, minh chứng biện pháp 5 trang 11 Hình ảnh 13: Trẻ biểu diễn văn nghệ, minh chứng biện pháp 7 trang 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO Cuốn “Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non” của tác giả Nguyễn Thủy. Cuốn “Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục mầm non” của NXB ĐHSP Hà Nội Cuốn “Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo” của vụ giáo dục mầm non. Cuốn “ Giáo dục âm nhạc Tập I” tác giả Phạm Thị Hà – Ngô Thị Nam Cuốn “ Giáo dục âm nhac Tập II” tác giả Ngô Thị Hòa Cuốn “Tuyển chọn các bài hát thiếu nhi” của nhiều tác giả. Tài liệu hướng dẫn “Tổ chức thực hiện chương trình GDMN” theo chương trình đổi mới. Cuốn “Tâm lí học lứa tuổi mầm non” Cuốn “Giáo dục học mầm non” tác giả Nguyễn Thị Hòa
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_3_4.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3, 4 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc.pdf