Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh gây hứng thú cho trẻ 3, 4 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc tại nhà

Trong chương trình Giáo dục mầm non, bộ môn Giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động trẻ vô cùng yêu thích, là phương tiện cho các hoạt động giáo dục khác.Theo các nhà nghiên cứu trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển trí thông minh sau này. Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người, những giai điệu mượt mà vui tươi, những bài hát trong trẻo của các nhạc sỹ như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn của trẻ thơ.

Ở trường mầm non đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một
trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, trí tưởng tượng sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm với mọi người xung quanh. Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, trẻ có thể tiếp nhận, lắng nghe âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi. Trẻ mầm non vốn ngây thơ trong sáng nên khi tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu tất yếu không thể thiếu nhất là trong thời kỳ trẻ nghỉ dịch tại nhà không được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, không được giao lưu với bạn bè.

docx 27 trang SKKN Âm Nhạc 25/03/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh gây hứng thú cho trẻ 3, 4 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh gây hứng thú cho trẻ 3, 4 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc tại nhà

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh gây hứng thú cho trẻ 3, 4 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc tại nhà
ức các hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm
Ví dụ: Khi trọng tâm là dạy hát thì tôi hướng dẫn phụ huynh tổ chức cho trẻ ôn hát, hát nâng cao: Hát to - nhỏ, hát nối tiếp, hát đối hoặc vận động dựa theo các hình thức khác nhau.
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật” khi dạy hát với bài hát “Đố bạn” phụ huynh bắt trước tạo dáng các con vật trong bài hát để gây sự hứng thú cho trẻ, từ đó trẻ chăm trú nghe và tập theo một cách say mê, thích thú. 
 Dạy trẻ vận động theo nhạc bao gồm các hình thức: Nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc hoặc bài múa có hình tượng nghệ thuật bằng động tác múa cơ bản hoặc gõ đệm theo “nhịp”, “phách”, “tiết tấu”. Tôi hướng dẫn phụ huynh thực hiện dạy trẻ vận động theo nhạc bằng các hình thức: Nhảy múa, vận động theo nhạc, dạy trẻ gõ đệm theo lời bái hát
Khi dạy trẻ cần phân tích chậm từng tiếng gõ, cách gõ để trẻ nhận biết
Phụ huynh làm mẫu rõ ràng, mạch lạc 
Cho trẻ tập chậm rồi mới nhanh dần đến tốc độ bình thường, dạy trẻ từ dễ đến khó. 
Ví dụ: Dạy trẻ gõ theo phách bài “Em yêu cây xanh” ban đầu tôi hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ vỗ liên tục vào các phách mạnh nhẹ giống nhau. Sau đó tôi nâng dần độ khó và dạy trẻ vỗ đúng theo phách: Phách mạnh trẻ vỗ to – phách nhẹ trẻ vỗ nhỏ.
 Nghe các bài hát, bản nhạc vốn dĩ từ trước tới nay đã được coi là một hoạt động độc lập, là một phần không thể thiếu của một tiết hoạt động giáo dục âm nhạc. Tôi hướng dẫn phụ huynh lựa chọn bài hát – bản nhạc, lựa chọn các hoạt động kết hợp, xây dựng hoạt động chi tiết, tổ chức cho trẻ nghe nhạc, tổ chức thực hiện. 
	Hoạt động 1 : Nghe hát “ Cò lả”. Trước tiên phụ huynh cho trẻ nghe đĩa hát đơn ca bài hát một, hỏi 1-2 trẻ nhận xét.
	Sau đó phụ huynh giới thiệu đôi nét về nội dung bài hát “ Là dân ca đồng bằng Bắc Bộ, là điệu hát dân ca được nhiều người biết đến có giai điệu nhẹ nhàng, êm ái, nội dung bài nói về một số hình ảnh nông thông Việt Nam như con cò, cửa Phủ, cánh đồng” 
	Tiếp theo phụ huynh vừa hát vừa múa cho trẻ nghe hoặc bật clip múa cho trẻ xem, phụ huynh luôn quan sát chú ý thái độ của trẻ. Bất cứ trẻ nào muốn tham gia, phụ huynh khích lệ động viên và hướng cho trẻ cùng múa hát với mình
	Hoạt động 2: Làm quen tiết tấu bài hát “Cò lả”
	Phụ huynh chia thành 2 cách gõ và phụ huynh làm mẫu để cho trẻ gõ theo. Để gõ được tiết tấu một cách dễ dàng, phụ huynh cho trẻ vừa hát vừa gõ theo tiết tấu, khi trẻ đã quen cho trẻ vừa hát vừa gõ theo tiết tấu cả bài
	Kết thúc phụ huynh mở nhạc bài hát hát “Cò lả” để phụ huynh và trẻ cùng hát theo. 
* Hiệu quả của giải pháp
	Trẻ được trải nhiệm nhiều hình thức học, nhiều phương pháp học khác nhau và được sư dụng nhiều loại nhạc cụ, đạo cụ khác nhau giúp trẻ hiểu hơn về các loại hình âm nhạc và nhiều phương pháp học hơn.
	4.4. Hướng dẫn phụ huynh sử dụng các loại nhạc cụ - Trang phục thu hút sự chú ý của trẻ
Để tạo cho trẻ các trang phục biểu diễn hấp dẫn, bắt mắt, tôi hướng dẫn phụ huynh dùng các trang phục làm từ ruy băng, giấy màu các loại, trang kim, phế liệu. Phụ huynh và trẻ cùng nhau trang trí để làm trang phục kích thích trẻ tham gia hoạt động. Trẻ được mặc bộ quần áo do chính mình tham gia trang trí sẽ phấn khởi và hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc.
Ví dụ: Vào hoạt động biểu diễn phụ huynh và trẻ cùng chuẩn bị những trang phục làm từ duy băng, giất màu để trẻ mặc và tham gia biểu diễn văn nghệ tại nhà (Hình ảnh 4)
Khi trẻ khai thác hết, chơi liên tục, trẻ cảm thấy chán tôi sẽ thay đổi ngay.
Mỗi lần nên thay đổi 3 - 4 đồ dùng, đồ chơi, phụ huynh khuyến khích trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những đồ dùng đồ chơi mới.
Ví dụ: Như dưới sự giúp đỡ của bố mẹ trong quá trình trẻ chơi, trẻ tự phát hiện ra âm thanh của chén sành chén sứ khi chứa lượng nước khác nhau, thì các chén tạo ra âm thanh khác nhau. Phụ huynh gợi ý cho trẻ biết phối hợp những đồ dùng đồ chơi cũ với đồ dùng đồ chơi mới, gây hứng thú cho trẻ.
Để gõ đệm cho một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách, trẻ kết hợp với việc sử dụng đũa gõ những ly thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo ra một tổ hợp âm thanh hài hòa, rất hay. 
	* Hiệu quả của giải pháp
	- Trẻ được thoỏa sức sáng tạo ra những nhạc cụ và những trang phục biểu diễn của mình tạp sự gắn kết giữa bố mẹ và con, con có kĩ năng tạo hình tốt hơn và con biết trân trọng và gữi gìn những đồ dùng mà mình tự tay làm ra. Khi biể diễn trẻ cảm thấy thích thú và hứng khởi hơn. 
4.5. Hướng dẫn phụ huynh kết hợp âm nhạc với các bộ môn khác.
	Ngoài việc dạy trẻ trong giờ hoạt động âm nhạc tôi thấy vẫn là chưa đủ, để giúp trẻ hứng thú hoạt động âm nhạc tôi đã hướng dẫn phụ huynh lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động giáo dục có chủ đích khác . Vì qua đó không chỉ giúp trẻ thêm yêu thích âm nhạc mà còn giúp trẻ hứng thú hơn trong các hoạt động giáo dục khác ,Cụ thể như trong hoạt động làm quen văn học
Ví dụ: Dạy trẻ đọc thơ: “Đèn đỏ- đèn xanh”, phần tích hợp cho trẻ hát bài: “Em đi qua ngã tư đường phố”, bài hát “Đèn xanh – đèn đỏ”. Qua đó giúp trẻ làm quen một số bài hát mới hoặc củng cố những bài đã học, không những giúp trẻ làm quen âm nhạc mà còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong giờ hoạt động văn học.
Trong hoạt động: Khám phá xã hội “Tìm hiểu về ngày tết nguyên đán” tôi hướng dẫn phụ huynh tích hợp cho trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi”. Qua đó còn trẻ còn biết ngày tết sắp đến, và gia đình sẽ chuẩn bị thật nhiều đồ dùng, đồ ăn và có cả quần áo mới cho trẻ.
Khi dạy trẻ hoạt động thể dục cũng không thể thiếu âm nhạc được, vì có âm nhạc trẻ sẽ hoạt động thể dục được dễ hơn, hứng thú hơn khi tập khởi động và tập bài tập phát triển chung. 
Ví Dụ: Tô màu, vẽ, nặn hoa quả phụ huynh mở cho trẻ nghe bài hát “Màu hoa”, “Hoa lá mùa xuân”. Trong bài hát có những bông hoa có màu gì? Ngoài hoa có màu tím, màu đỏ, màu vàng thì còn có những màu gì nữa? Qua đó giúp trẻ rất hứng thú và muốn thực hiện bài vẽ của mình. Nhờ vậy mà kết quả của hoạt động rất tốt.
 Cùng trẻ trò chuyện về bài hát, giải thích cho trẻ nghe về nội dung lời ca. Có âm nhạc tôi nhận thấy trẻ vui thích hẳn lên, làm cho hoạt động thêm nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó tôi nhận thấy trẻ rất thích được dạo chơi, trẻ nhanh nhẹn hào hứng tham gia vào các hoạt động, còn giúp trẻ củng cố lại kiến thức đã học và làm quen với bài hát mới giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động âm nhạc, trẻ tự tin hoà mình cùng bố mẹ, giúp bố mẹ và con ngày càng gắn kết. 
Trong các hoạt động đó tôi đều hướng dẫn phụ huynh có thể tích hợp hoạt động âm nhạc, ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham thích học hơn, đồng thời cũng giúp trẻ giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc.
* Hiệu quả của giải pháp
Trẻ được tích hợp những môn học khác nhau vào hoạt động âm nhạc giúp trẻ ôn luyện được những kiến thức đã học điều này giúp trẻ hứng thú hơn trong quá trình học.
	5. Kết quả thực hiện
 5.1. Kết quả đạt được:
 Trẻ thích tham gia vào hoạt động , mạnh dạn trong giao tiếp 
Sử dụng đồ dùng dụng cụ âm nhạc khéo léo hơn, trẻ được thoỏa sức sáng tạo ra những nhạc cụ và những trang phục biểu diễn của mình tạp sự gắn kết giữa bố mẹ và con, con có kĩ năng tạo hình tốt hơn và con biết trân trọng và gữi gìn những đồ dùng mà mình tự tay làm ra. Khi biể diễn trẻ cảm thấy thích thú và hứng khởi hơn
Biết thể hiện tình cảm giao lưu với bố mẹ , anh chị và những người thân trong gia đình khi học ở nhà. Trẻ được trải nhiệm nhiều hình thức học, nhiều phương pháp học khác nhau và được sư dụng nhiều loại nhạc cụ, đạo cụ khác nhau giúp trẻ hiểu hơn về các loại hình âm nhạc và nhiều phương pháp học hơn
Trẻ có môi trường hoạt động phát huy được khả năng hoạt động âm nhạc tích cực cho trẻ.Trẻ biết được nhiều thể loại nhạc khác nhau của các dân tộc và các nước trên thế giới giúp trẻ thêm yêu những loại hình âm nhạc của dân tộc mình.
* Đối với phụ huynh: Nắm được nội dung, phương pháp tổ chức gây hứng thú cho con trong giờ hoạt động âm nhạc tại nhà . Có thêm kinh nghiệm tạo môi trường học và biết tìm kiếm tạo ra nhiều đồ dùng âm nhạc ,các hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc cho con tại nhà.Phụ huynh hiểu hơn về công việc của các cô, phụ huynh được biết thêm những kiến thức mới vô cùng bổ ích để dạy các con và phối kết hợp cùng các cô giúp các con tiến bộ hơn trong mọi hoạt động.
 5.2 Kết quả số liệu cụ thể
Tôi đã đánh giá trên nhiều hình thức khác nhau và nhận thấy có sự thay đổi rất lớn so với đầu năm học.
 * Số liệu điều tra và đánh giá 25 trẻ trước khi thực hiện đề tài:
Tiêu chí khảo sát
Tổng số trẻ

Đầu năm ( Tháng 9)
Số trẻ đạt
%
Số trẻ chưa đạt
%
Trẻ hứng thú trong giờ học

25
10/25
40%
15/25
60%
Trẻ hát đúng giai điệu bài hát
8/25
32%
17/25
68%
 Kĩ năng vận động theo nhạc
9/25
36%
16/25
64%
Kỹ năng biểu diễn
12/25
48%
13/25
52%

* Số liệu điều tra sau khi thực hiện đề tài: 
Tiêu chí
Số trẻ đạt được
Đạt tỷ lệ %
Trẻ hứng thú trong giờ học
25/25
100 %
Trẻ hát đúng giai điệu bài hát
25/25
100 %
 Kĩ năng vận động theo nhạc
25/25
 100 %
Kỹ năng biểu diễn
25/25
100 %
 So sánh số liệu theo từng tiêu chí, tôi thấy kết quả thật đáng mừng, số trẻ đạt trong các tiêu chí tăng lên rõ rệt.
 - Trẻ hứng thú trong giờ học: Tăng 40 %
 - Trẻ hát đúng giai điệu bài hát: Tăng 32 %
 - Kĩ năng vận động theo nhạc: Tăng 36%
 - Kỹ năng biểu diễn: Tăng 48 %
PHẦN THÚ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau khi thực hiện các biện pháp trên tại nhóm lớp mình, tôi thấy các con tiến bộ rõ rệt trong từng cilp tương tác trên zalo nhóm lớp đồng thời các con cảm thấy thoải mái, hứng thú học và tích cực tham gia vào các hoạt động cùng với bố mẹ tại nhà. Phụ huynh, cô giáo và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều. 
Những biện pháp nêu trên đã giúp chất lượng hoạt động âm nhạc của trẻ lớp tôi được nâng cao rõ rệt, đa số trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc. Trẻ hát rất tốt nhất là những bài hát đơn giản, ngắn gọn, một số trẻ còn biểu diễn rất tốt theo giai điệu của bài hát, kết quả rõ nhất là các clip tham gia cuộc thi “Bé yêu trổ tài - cả nhà vui đón tết” hầu hết các con thể hiện đều rất tự tin, sáng tạo và đặc biệt nhờ vào hoạt động âm nhạc còn giúp trẻ thêm hứng thú hơn, với các hoạt động giáo dục như: Tạo hình, văn học, thể dục. Qua đó giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc.
Với kinh nghiệm của bản thân và những kiến thức được trang bị, trong quá trình công tác tôi đã áp dụng những biện pháp trên vào quá trình phát triển đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ. Tuy chỉ là những biện pháp có được từ cá nhân tôi, dựa vào tình hình của trẻ lớp tôi chủ nhiệm tôi thấy các cháu lớp tôi cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt:
Trên 94% trẻ đã rất hứng thú tham gia vào hoạt động, trẻ thể hiện các bài hát, điệu múa mạnh dạn và tự tin hơn.
Cùng sự cố gắng nỗ lực của bản thân phối kết hợp nhịp nhàng với giáo viên cùng lớp và phụ huynh tôi đã tìm tòi sáng tạo tìm ra những biện pháp đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động âm nhạc và hướng dẫn phụ huynh dạy các con. Và với hiệu quả đem lại của sáng kiến sau khi thực hiện tôi cảm thấy rất vui mừng, hạnh phúc. Các bậc phụ huynh cũng tỏ ra hài lòng và mến phục khi cảm nhận được sự chuyển biến rõ rệt về sự yêu ca hát của trẻ, cũng như khả năng thể hiện tình cảm của trẻ khi nghe giai điệu của bài hát.
2. Khuyến nghị và đề xuất
Để thực hiện tốt việc đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi trong giai đoạn hiện nay, thông qua việc thực hiện các kinh nghiệm sáng tạo mà tôi đã tìm tòi và sáng tạo đã phần nào đạt được một số kết quả nêu trên. Bản thân tôi cũng xin có một số đề xuất với nhà trường một số nội dung sau:
* Đối với giáo viên
	- Yên tâm, phấn khởi, tạo niềm tin yêu với trẻ và phụ huynh.
	- Sáng tạo nhiều hình thức đổi mới trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
	* Đối với phụ huynh
	- Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và phối hợp với giáo viên để giúp con mình học tốt hơn và rất tin tưởng ở giáo viên bởi họ nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình.
	* Đối với Ban giám hiệu 
	Kính mong ban giám hiệu nhà trường tổ chức học tập nâng cao kiến thức âm nhạc cho giáo viên.
Tạo điều kiện cho chị em giáo viên được dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
Đầu tư kinh phí, thời gian đồng thời hướng dẫn, khuyến khích giáo viên tích cực làm thêm nhiều nhạc cụ âm nhạc để phục vụ cho công tác giáo dục trẻ.
	* Phòng Giáo dục và Đào tạo
	- Kính mong phòng giáo dục và đào tạo thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về các phương pháp tiên tiến, ứng dụng thực tế và đi học hỏi các trường bạn về các hoạt động âm nhạc để giúp giáo viên nắm bắt tiếp cận những vấn đề đồi mới.
	Trên đây là 1 số kinh nghiệm của tôi khi thực hiện đề tài: “ Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh gây hứng thú cho trẻ 3 - 4 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc tại nhà” rất mong được sự góp ý của tổ chuyên môn, ban giám hiệu và các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
 Xin trân trọng cảm ơn! 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Chu minh, ngày tháng năm 2022
NGƯỜI VIẾT
(ký ghi rõ họ tên)
Phương Thị Dung
 Hình ảnh 1: Một số nhạc cụ âm nhạc tự tạo đơn giản
Hình ảnh 2: Mẹ và con gái cùng vẽ hoa
Hình ảnh 3: Bác Hồ thể hiện tình cảm với em bé
Hình ảnh 4: Trẻ biểu diễn với các trang phục do phụ huynh và trẻ cùng làm
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 Ngày điều tra: 21/9/2021
Họ và tên trẻ: Nguyễn Thị Ngọc Ánh 
STT
Nội dung khảo sát
Đạt
Chưa đạt
1
Trẻ hứng thú trong giờ học
x

2
Trẻ hát đúng giai điệu bài hát
x

3
 Kĩ năng vận động theo nhạc

x
4
Kỹ năng biểu diễn

x
Tổng

2/4
2/4
Tỷ lệ

50 %
50 %
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 Ngày điều tra: 27/ 4/2022
Họ và tên trẻ: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
STT
Nội dung khảo sát
Đạt
Chưa đạt
1
Trẻ hứng thú trong giờ học
x

2
Trẻ hát đúng giai điệu bài hát
x

3
 Kĩ năng vận động theo nhạc
x

4
Kỹ năng biểu diễn
x

Tổng

4/4

Tỷ lệ

100 %


PHỤ LỤC 3:
BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA TRƯỚC
 KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: LỚP 3 TUỔI C3
STT
Tên trẻ
Trẻ hứng thú trong giờ học
Trẻ hứng thú trong giờ học
Trẻ hứng thú trong giờ học
Trẻ hứng thú trong giờ học
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
1
Nguyễn .T. Ngọc Ánh
x

x


x

x
2
NguyễnTiến Anh

x

x
x

x

3
Nguyễn Linh Chi
x

x


x

x
4
Nguyễn Danh Gia Bảo

x

x
x

x

5
Nguyễn Danh Đoàn

x

x
x


x
6
Nguyễn Trường Giang
x

x


x
x

7
Nguyễn Minh Đức 

x

x
x


x
8
Phan Tiến Kha
x

x


x

x
9
Nguyễn Văn Khánh

x

x
x

x

10
Nguyễn Hải Đăng
x

x


x

x
11
Nguyễn Phương Linh

x

x
x

x

12
Tạ Duy Lương

x

x
x

x

13
Nguyễn Đăng Khôi
x

x


x

x
14
Nguyễn Bá Minh

x

x

x
x

15
Nguyễn Thị Thúy 

x

x

x
x

16
Nguyễn Thảo Nguyên
x

x


x

x
17
Phạm Khánh Ngân

x

x

x
x

18
Nguyễn Bảo Trâm

x

x
x


x
19
Nguyễn Thanh Trúc
x


x

x

x
20
Đỗ Thị Trà My

x

x

x
x

21
Nguyễn Gia Thiện
x


x

x

x
22
Nguyễn Hà Thu

x

x

x
x

23
Nguyễn Danh Khôi

x

x

x
x

24
Nguyễn Thị Thảo
x

x


x

x
25
Nguyễn Thị Trang

x

x
x


x
Tổng

10
15
8
17
9
16
12
13
Tỷ lệ%

40
60
32
68
36
64
48
52

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huong_dan_phu_huynh_g.docx