Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động sáng tạo trong âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi
Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ.
Khác với loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, văn học, điện ảnh…, âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấu… cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.
Thông thường, khi nghe nhạc, ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu. Tay đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư, đó chính là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình.
Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp, xuất phát từ cơ sở sinh lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng. Nhà tâm lý học B.N Chep-lô-va cho rằng: “Việc tri giác âm nhạc sảy ra cùng lúc hoàn toàn trực tiếp với phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thời gian”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động sáng tạo trong âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi

cháu tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thích cái đẹp, mầu sắc sặc sỡ, mới lạ. Để tiến hành hoạt động âm nhạc cần tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cần thiết.Trong khi đó, việc trang bị đồ dùng hóa trang, tạo điều kiện cho trẻ vận động sáng tạo trong âm nhạc cho trẻ chưa phong phú nên không kích thích trẻ tham gia và tham gia không hứng thú, chúng ta cần phải tạo một môi trường với những đồ dùng vận động và đồ dùng hóa trang hóa trang phong phú đa dạng thì sẽ kích thích trẻ ham thích tham gia vào hoạt động vận động sáng tạo trong âm nhạc. Tôi rà soát lại các đồ dùng, đồ chơi hóa trang có trong lớp và phòng chức năng âm nhạc, những đồ dùng nào có thể mua sắm, đồ dùng nào cần làm, tham mưu với Ban giám hiệu , để bổ sung @ Tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho trẻ: - Ngoài những đồ dùng, đồ chơi hóa trang có thể mua (gáo dừa, phách tre, mũ kim sa.) tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: gáo dừa, tre nứa, muỗng gỗ, muỗng inox, muỗng sành (làm bộ dụng cụ gõ đệm tiết tấu trong hoạt động âm nhạc), ống hút, dây ni long, bao tải gạo, giấy nhún, hủ yauort, muỗng nhựa để làm một số quần áo óa trang (tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ) ngoài ra tôi cũng trao đổi với phụ huynh làm nghề may để xin một số quần áo, vải vóc dư để tận dụng làm nên những bộ trang phục, phù hợp cho từng tác phẩm âm nhạc dạy trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều dụng cụ âm nhạc, đồ dùng hóa trang phục vụ cho hoạt động âm nhạc, đặc biệt là hoạt động vận động sáng tạo theo nhạc cho trẻ. Ví dụ: Tôi dùng những vỏ rau câu và dây nơ kết làm váy, dây ni long kết lại làm những chiếc váy đủ màu sắc, dùng bao tải gạo cắt làm những bộ quần áo ngộ nghĩnh, dùng những hạt len và nỉ màu để làm những vòng đao tay, những ống tre nứa nho nhỏ tôi cắt khúc, sơn dầu cho đẹp để trẻ dùng làm dụng cụ gõ đệm theo bài hát. Đảm bảo đủ các bộ dụng cụ gõ đa dạng, những bộ trang phục, những đồ dùng hóa trang phù hợp cho từng tác phẩm âm nhạc khi dạy trẻ để trẻ tham gia vào các hoạt động âm nhạc một cách hứng thú. @ Ví dụ: khi dạy bài “những khúc nhạc hồng” -> cần trang bị đồ dùng đồ chơi như sau : a. Đồ chơi hóa trang: Mũ chim, những mảnh khăn voan làm cánh chim, những vòng đeo tay ( được làm bằng dây kim tuyến, cục len) b. Bộ dụng cụ gõ: phách tre, gáo dừa, muỗng, khối gỗ (đã trang trí làm dụng cụ gõ đệm), song loan c. Phương tiện tạo khung cảnh chơi: Những hàng rào được làm bằng bìa cạctông, được tô màu, trang trí hoa, lá cho đẹp, hấp dẫn , trang trí một khoảng tường làm sân khấu Với việc trang bị đủ , phong phú , đa dạng đồ dùng, đồ chơi đã kích thích trẻ hứng thú hóa trang và tham gia vận động theo bài hát đầy sáng tạo. b. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học: Đất nước ta hiện nay đang trong giai doạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện nay các cấp học rất cần được ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy . Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học mầm non làm đa dạng hoá hình thức dạy học giúp trẻ được thay đổi không khí mới, hấp dẫn, trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say tích cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao. Đặc biêt giúp giảm bớt đồ dùng không cần thiết, giảm bớt sức lao động của giáo viên và giảm bớt chi phí. Ví dụ: Khi dạy trẻ gõ đệm theo tiết tấu chậm bài Quê hương em tươi đẹp , cô cần tạo dựng lên một số hình ảnh đẹp về quê hương bằng cách cô chọn trong mạng một số cảnh đẹp của quê hương để lưu trong máy vi tính. Khi tiến hành tiết học tôi cho trẻ quan sát hình ảnh trên máy vi tính, để tạo hứng thú và khơi gợi hình ảnh đẹp hình thành ở trẻ tình cảm yêu quê hương đất nước, con người. Qua hình thức giới thiệu của cô kết hợp với được nghe giai điệu âm nhạc sẽ là yếu tố ban đầu của tư duy logic cho quá trình cảm nhận nghệ thuật. Để dạy trẻ tôi không chỉ sưu tầm trên mạng tôi còn tìm các trò chơi trong phần mềm cài đặt, mua băng đĩa có nội dung liên quan đến kiến thức cần truyền đạt, quay phim làm đĩa để dạy trẻ cho phù hợp với bài học. Ví dụ: Dạy múa bài Vui đến trường của tác giả Hồ Bắc. Để chuẩn bị cho bài giảng, ý tưởng của tôi tạo cho trẻ hứng thú và khơi gợi tình cảm của cháu đối với trường , lớp bằng cách cho trẻ xem video clip về hoạt động của trẻ ở trường mầm non để tạo hứng thú cho trẻ, cho trẻ xem vedeo ca nhạc thiếu nhi về bài Vui đến trường để trẻ có thêm vốn kinh nghiệm các động tác múa hát , sự biễu cảm trên nét mặt , điệu bộ , trong giọng hát. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như vậy, tôi thấy các cháu thích thú khi được thay đổi không khí, có ý thức, say sưa và tích cực vào vận động theo nhạc. 4. Tận dụng môi trường ở mọi lúc, mọi nơi: a. Trong tiết học: Giáo dục âm nhạc cho trẻ gồm 4 hoạt động đó là hát, nghe, vận động, trò chơi. Tùy từng tiết mà chúng ta lựa chọn nội dung kết hợp cho phù hợp Ngoài tiết vận động theo nhạc là trọng tâm , các tiết khác vận động theo nhạc là nội dung kết hợp. Chính vì đó mà tôi đưa ra yêu cầu về nội dung vận động theo nhạc cho từng loại tiết khác nhau. + Với tiết vận động là trọng tâm -> Yêu cầu trẻ bắt chước vận động theo giáo viên đúng nhịp điệu, đúng động tác. + Với tiết dạy trẻ vận động là nội dung kết hợp -> thì yêu cầu tăng dần, trẻ không những tập đúng động tác mà còn biết phối hợp các động tác, thay đổi vị trí đội hình theo âm nhạc và thể hiện diễn cảm. Ví dụ: Dạy vận động gõ đệm theo nhịp theo bài Thật là hay. + Dạy vận động ( trọng tâm tiết học) -> trẻ biết cách cầm dụng cụ âm nhạc và sử dụng đúng nhịp điệu, đúng động tác. + Dạy vận động lần 2-3-4 (nội dung kết hợp) -> mức độ tăng dần lên, trẻ không những tập đúng nhịp, đúng động tác mà trẻ có thể phối hợp các động tác như là nhóm nhún theo nhịp, nhóm gõ đệm theo nhịp, nhóm vận động minh hoạ. Gợi ý cho trẻ hóa trang để tăng sự hứng thú lên cho trẻ (Nhóm trẻ làm chim Sơn ca, nhóm trẻ làm chim hoạ mi, nhóm trẻ làm chim oanh.) Đặc biệt trẻ biết thể hiện sự vui tươi, hồn nhiên trong vận động. Trước đây giáo viên cho trẻ vận động theo nhạc thường thì vận động theo ý của cô, áp đặt ý tưởng của cô vào trẻ nên trẻ không có cơ hội phát huy hết khả năng vận động của mình cũng như trẻ chưa mạnh dạn, tư tin khi tham gia vào tiết học vận động theo nhạc, theo bài hát. Khi trẻ vận động thì cô can thiệp quá sâu vào cách vận động của trẻ làm trẻ mất tự nhiên và dần dần không còn hứng thú, cảm xúc khi tham gia vận động theo bài hát nữa nữa, nên trẻ chơi rất mau chán và không có ý tưởng để tự sáng tạo ra động tác hay hình thức vận động Nên tôi cũng đã nghiên cứu và áp dụng quan điểm đổi mới hình thức giáo dục âm nhạc. Mục đích giáo dục của hướng đổi mới là giáo viên là người hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động vui chơi, tìm tòi, khám phá. Trẻ tham gia hoạt động, một cách hứng thú, chủ động để phát triển khả năng cá nhân. Sau khi hướng dẫn những động tác vận động theo bài hát và trẻ thực hiện theo cô rồi, tôi cho trẻ hoạt động theo nhóm để bàn bạc , thảo luận đưa ra những động tác cũng như những hình thức vận động theo ý thích tự do của trẻ , tùy vào hình thức và động tác trẻ sáng tạo để vận động theo bài hát mà cô có biện pháp gợi ý , chỉnh sửa thêm cho trẻ để những động tác, hình thức vận động hòa chỉnh hơn nhưng đảm bảo tính sáng tạo và theo ý thích của bản thân trẻ . - Tôi chú ý quan sát trẻ vận động theo bài hát để có thể kịp thời gợi ý trẻ và giúp trẻ giải quyết mở rộng, phát triển hình thức vận động trẻ tự nghĩ ra, phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ, không can thiệp quá sâu khi trẻ đang vận động sẽ làm mất hứng thú của trẻ. Ví dụ: Khi trẻ vận động bài “Múa cho mẹ xem” -> cô sẽ gợi ý hình thức vận động và hình thức hóa ttrang cho phù hợp bài hát và cô gợi ý vài động tác của người dân tộc để trẻ có thể trên nền đó mà tự nghĩ ra các động tác vận động phù hợp Trẻ hoạt động không bị áp đặt để phát huy năng lực bản thân, được trao đổi, nhận xét để trở lên năng động hơn. Chính vì vậy, trong vận động theo nhạc, trẻ tự do thể hiện nhiều cách khác nhau, không nhất thiết yêu cầu mọi trẻ vận động giống nhau. b. Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi: - Vận động theo nhạc trong giờ đầu đón trẻ, cuối buổi trả trẻ. Vào đầu giờ đón trẻ hoặc cuối giờ trả trẻ cô có thể cho trẻ vận động theo nhạc với từng nhóm và cá nhân trẻ, cô sẽ phát huy tính độc lập hoạt động của trẻ, phát triển năng khiếu của trẻ và cô dễ dàng sửa sai cho trẻ. - Tích hợp vận động theo nhạc vào tiết học. Theo quan điểm sư phạm của tích hợp: Tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau, mà là xâm nhập, đan xen các đối tượng hay một bộ phận của đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể trong đó không có các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển, mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ cái chỉnh thể đó được nhân lên. Tuổi Mẫu giao là lứa tuổi “Học mà chơi, chơi mà học”do đó phải sử dụng nhiều biện pháp, thủ thuật trong giờ học để gây hứng thú và sự tập trung vốn rất ngắn của trẻ. Cũng vì thế mà giờ học mang tính tổng hợp. Vận động theo nhạc có thể tích hợp nhẹ nhàng được vào một số giờ học khác hoặc tích hợp các môn học khác vào vận động. Ví dụ: Cho trẻ quan sát và đàm thoại về con chim xong. Cô có thể cho trẻ đứng đội hình vòng tròn để múa hát bài Thật là hay. Như vậy, ở trường mẫu giáo, từ lúc đến trường đến khi cha mẹ đến đón, âm nhạc luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí tươi mát. Nếu vắng bóng lời ca, điệu múa thì trường lớp đối với các cháu thật buồn tẻ. Âm nhạc là chu kỳ thời gian, là nhịp sống hàng ngày của trẻ, là cho trẻ thêm linh hoạt, tươi vui. Âm nhạc thực sự là người bạn thân của trẻ thơ. c. Tổ chức cho trẻ trong ngày hội, ngày lễ: Vào ngày lễ hội như ngày khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam, tết trung thulà những ngày có hình thức tổ chức quan trọng trong việc tạo ra môi trường âm nhạc phong phú và sinh động. Ngày lễ, ngày hội có các hoạt động nghệ thuật đa dạng như hát, múa, đóng kịchtạo cho trẻ niềm phấn khởi, vui vẻ, những cảm xúc mới mẻ, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức cho trẻ. Ngày lễ, hội là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong toàn trường giao lưu, hiểu biết nhau hơn, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ nâng cao các kỹ năng hoạt động nghệ thuật. Trẻ hiểu thêm những điều mới lạ chỉ có trong ngày hội, ngày lễ, đồng thời củng cố những điều trẻ đã lĩnh hội được. Hiểu được ý nghĩa hoạt động âm nhạc trong ngày hội, ngày lễ. Hàng ngày, tôi luôn chú ý thường xuyên rèn những kỹ năng vận động theo nhạc Khi nhà trường có kế hoạch tổ chức tôi lựa chọn các nội dung phù hợp để luyện tập, chuẩn bị trang phục cho trẻ. Khi biểu diễn tôi nhận thấy ở trẻ rất hào hứng, tự tin, có ý thức trong khi biểu diễn. Bên cạnh đó việc trang bị vốn sống cho trẻ rất cần thiết trong hoạt động vận động theo bài hát, theo nhạc nên giáo viên phải luôn chú trọng huy động và phát triển vốn sống cho trẻ như: cho trẻ xem đĩa ca múa nhạc thiếu nhi nhất là những bài hát múa với điệu nhạc dân tộc để trẻ biết về các điệu múa đặc trưng của dân tộc, vùng , miền. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trang bị thêm cho trẻ kinh nghiệm sống và tuyên truyền để phụ huynh hiểu rõ hơn tầm quan trọng trong việc tổ chức cho trẻ vận động theo nhạc. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, gợi ý trẻ thể hiện vận động theo bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện những động tác, hình thức vận động theo bài hát, theo nhạc.Vì ở lứa tuổi của trẻ hoạt động vận động sáng tạo trong âm nhạc giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống, trẻ được bộc lộ và thể hiện hết khả năng cũng như năng khiếu của mình, bên cạnh đó góp phần phát triển ở trẻ về thẩm mỹ, nhận thức và đạo đức qua hiểu nội dung lời ca tiếng hát IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự hổ trợ góp ý của các bạn đồng nghiệp trong nhóm lớp, trong trường qua các buổi dự giờ, thảo luận rút kinh nghiệm tôi nhận thấy : - Đối với trẻ: + Trẻ tôi đang dạy có khả năng sáng tạo các động tác, hình thức vận động theo nhạc, tự tin ,mạnh dạn hơn, phát triển được nhiều kĩ năng về âm nhạc ( vận động theo nhạc, vỗ tiết tấu đệm theo bài hát), sáng tạo hơn + Biết thể hiện được tốt giai điệu bài hát, diễn cảm và tự nhiên hơn trong vận động sáng tạo theo nhạc một cách vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh. + Các giờ hoạt động nêu gương cuối tuần, biểu diễn liên hoan văn nghệ của lớp được các cháu thể hiện nhiều bài hát hay, vận động theo bài hát với nhiều hình thức phong phú và đa dạng hơn. - Bản thân tôi: + Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ vận động sáng tạo trong âm nhạc + Nắm được cơ bản nhạc lý để có thể lựa chọn những bài hát có tiết tấu phù hợp với lứa tuổi trẻ để đưa vào giảng dạy và tổ chức hoạt động vận động sáng tạo trong âm nhạc + Có nhiều kinh nghiệm trong tạo môi trường đồ dùng, đồ chơi hóa trang phong phú , đa dạng gây hứng thú chơi cho trẻ tốt hơn + Linh hoạt, khéo léo hơn trong xử lý các tình huống trong vận động sáng tạo của trẻ theo nhạc - Đối với phụ huynh: + Thường xuyên quan tâm đến chất lượng các tiết mục văn nghệ của lớp. + Có sự thay đổi nhìn nhận về việc học môn âm nhạc của con mình, nhận thấy được tầm quan trọng của âm nhạc trong sinh hoạt của trẻ, có nhiều giúp đỡ cho giáo viên trong việc tìm kiếm đĩa nhạc thiếu nhi hay, có nội dung phong phú, đa dạng hơn cho cô và trẻ cùng xem và tích cực hỗ trợ đồ dùng để làm đồ dung hóa trang hát, múa cho trường, lớp. V. Bài học kinh nghiệm: Qua các biện pháp thực hiện và kết quả đạt được tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm khi tiến hành rèn kỹ năng vận động theo bài hát, theo nhạc cho trẻ như sau: - Giáo viên phải tìm hiểu khả năng tiếp thu âm nhạc của từng trẻ để có biện pháp rèn luyện cho phù hợp. - Chú ý sửa sai cho trẻ về kỹ năng vận động theo bài hát và giúp trẻ thể hiện đúng phong cách nghệ thuật. - Luôn chú ý đến nghệ thuật biểu diễn để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động ca hát, vận động sáng tạo theo bài hát, theo nhạc. - Khuyến khích trẻ sáng tạo phong cách biểu diễn khi thể hiện các tác phẩm âm nhạc. - Sưu tầm và sáng tác nhiều ca khúc để dạy trẻ (đầy đủ các thể loại nhạc cần thiết, phục vụ cho hoạt động vận động sáng tạo trong âm nhạc của cô và trẻ).Khuyến khích phụ huynh cùng sưu tầm các tác phẩm âm nhạc để làm mới thêm thư viện âm nhạc cho lớp. @ Ý kiến đề xuất: - Ban giám hiệu đầu tư phong phú, đa dạng đồ dùng, đồ chơi hóa trang cho hoạt động trong âm nhạc nhiều hơn để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo viên trong tổ chức hoạt động vận động sáng tạo theo nhạc cho trẻ. - Tạo điều kiện cho giáo viên sang trường bạn học tập giao lưu cách tổ chức hoạt động vận động sáng tạo theo bài hát cho trẻ, cách sắp xếp đồ dùng đồ gõ đệm, đồ dùng hóa trang trong từng hoạt động âm nhạc để giáo viên có thêm kinh nghiệm trong tổ chức cho trẻ vận động sáng tạo theo nhạc đạt hiệu quả hơn. Ngày 06 tháng 04 năm 2023 Người viết Phùng Thị Lan Phương
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc