Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 3, 4 tuổi trong trường Mầm non
Như chúng ta đã biết trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ môn vô cùng cần thiết trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Âm nhạc rất gần giũi với trẻ thơ, những phản ứng nhún nhẩy rộn ràng của trẻ, những bản nhạc sôi động cũng làm trẻ không thể đứng yên. Những bản nhạc trong sáng trữ tình cũng làm trẻ có thể phản xạ với những vận động tay chân phù hợp. Có thể nói âm nhạc với chúng ta hay với trẻ thơ cũng vậy nó luôn được yêu thích.
Âm nhạc bằng ngôn ngữ riêng, giai điệu âm sắc riêng, cường độ, nhịp độ, hòa âm tiết tấu…cùng với trường độ thời gian đã thu hút và đi vào lòng người, ta có thể hồi tưởng lại những giai điệu mượt mà đằm thắm trữ tình của nền nhạc. Âm nhạc thay lời nói, thay quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm…mà có thể cho chúng ta nhìn thấy, cảm nhận thấy những vẻ đẹp cuộc sống, tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên kỳ vĩ...
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 3, 4 tuổi trong trường Mầm non

ới trẻ tôi đều chuẩn bị kỹ thuộc và hát chuẩn bài hát về cao độ trường độ phân tích kỹ tích chất, nội dung bài, tập hát thể hiện tình cảm vận động bài một cách tự tin sau đó mới đưa vào dậy trẻ. - Thường xuyên đưa đàn vào trong giờ học để trẻ phát triển tai nghe quen thuộc, chọn tiết tấu, âm sắc phù hợp với bản nhạc, mỗi bản nhạc khi đàn với những âm thanh trầm bổng phù hợp với trẻ thơ giúp trẻ thơ cảm nhận âm nhạc một cách tốt nhất Biện pháp 4: Giúp trẻ cảm nhận âm nhạc thông qua các biện pháp dậy học lấy trẻ làm trung tâm. - Trẻ 3-4 tuổi với đặc điểm tư duy gắn liền với trực quan hành động, nên việc nhận thức của trẻ luôn gắn liền với trực quan qua tai nghe, mắt nhìn, tay sờ, những sự vật hiện tượng trực diện với trẻ, trẻ sẽ nhận thức theo một hệ thống từ bình diện bên ngoài vào bên trong, vì vậy khi dậy trẻ hát hay vận động, nghe nhạc thì các nội dung này đến với trẻ cũng phải theo một quá trình từ đơn giản đến phức tạp gắn liền với trực quan như cho trẻ nghe nhiều, làm quen nhiều ở mọi nơi mọi lúc sau đó mới đưa vào giờ học, mỗi giờ học phải căn cứ vào mức độ nhận thức của trẻ để lựa chọn loại tiết cho phù hợp,với lớp có 1/3 số trẻ gần thuộc, tôi chọn loại tiết đa số trẻ chưa biết, nhưng với lớp chiếm tỷ lệ 2/3 số trẻ thuộc thì tôi chọn loại tiết đa số trẻ đã biết để lựa chọn hình thức nội dung dậy trẻ đạt hiệu quả cao, - Hay tùy từng thời điểm thì phương pháp dậy trẻ cho phù hợp VD: Bắt đầu vào đầu năm trẻ vừa nhà trẻ chuyển lên, có cháu bắt đầu đến trường chưa qua môi trường giáo dục bao giờ, việc dậy trẻ giáo viên phải căn cứ vào tình hình thực tế của trẻ, lúc này các cháu chưa hiểu việc tập hát như thế nào,giáo viên phải phân tích dùng lời cho trẻ hiểu cách tập hát cùng cô, thậm chí phải dùng cả những ký hiệu đơn giản để trẻ hiểu khi cô bắt điệu, khi nào thì con mới được hát, trong giờ học, tôi phân bài hát thành đoạn ngắn cho trẻ tập hát truyền khẩu nhiều lần, đến khi trẻ hát thuộc tôi mới ghép cả bài tập hát hết bài theo hình thức truyền khẩu cả bài, nhưng hết học kỳ 1 trẻ đã có những kỹ năng học hát,học vận động mức độ nghe hiểu, khả năng tri giác đã trọn vẹn của trẻ, trẻ có thể nhắc, nói lại các từ câu của cô đã nhanh hơn, tư duy của trẻ đã có sự chuyển tiếp gần tới mức độ cao hơn tức là hiểu sự vật hiện tượng thông qua lời nói tức là tư duy trực quan hình tượng, vì vậy khi phân tích tách bạch vấn đề, trẻ đã nhận thức được ngay, tôi đã vận dụng phương pháp dậy trẻ như dạy hát, dậy vận động từng câu từng phần tách bạch một sau đó học ghép đoạn, ghép bài ở những bài dài hơn, câu hát khó hơn về độ luyến láy, với những biện pháp dậy trẻ như vậy trẻ được nâng dần mức độ từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp và phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, như vậy giờ học tổ chức cho trẻ sẽ nhẹ nhàng không gò ép trẻ, và trẻ cũng không bị sức ép từ giáo viên. Biện pháp 5: Dậy trẻ cảm thụ âm nhạc dưới các hình thức tổ chức học thật sinh động Việc tổ chức các hoạt động âm nhạc cần tổ chức một cách phong phú, đa dạng. Trẻ học hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc và kết hợp một cách sinh đông, VD giờ dạy hát: Phương pháp tổ chức thực hiện các nội dung nêu trên tôi luôn dậy trẻ hát một cách linh hoạt, không cứng nhắc theo một khuôn mẫu gò bó. Vừa kết hợp phương pháp truyền thống, vừa sáng tạo để "làm mới" mỗi tiết dạy.Ví dụ như dạy hát cho trẻ. Phương pháp truyền thống là giáo viên hát, rồi bắt nhịp cho trẻ hát và cô cùng hát theo hoặc ghi âm sẵn bài hát rồi mở nhạc lên, cô trò cùng hát. Trẻ hát vài ba lần, sau đó gọi nhóm, rồi tổ, rồi cá nhân hát. Sau đó cô sửa vài chỗ cho trẻ rồi lại cùng hát, hát nhóm, hát cá nhân... Tuy nhiên, cách sửa sai hiệu quả nhất vẫn là cô hát mẫu, đàn mẫu nhiều lần chỗ đó, cho trẻ hát lại nhiều lần theo cô, theo tiếng đàn là tốt nhất. và đặc biệt tôi không nhận xét trẻ một cách tùy tiện "con hát sai rồi, phải hát như thế này" hoặc những câu tương tự.mà luôn động viên trẻ “ hãy cố gắng lên con nhé, gần đúng rồi, con nghe tinh tiếng đàn để hát theo, vv tôi luôn xác định việc dạy hát cho trẻ 3-4 tuổi không có nghĩa là "luyện" cho trẻ phải hát thật đúng, thật hay bài hát mà mục đích chính là cho trẻ bước đầu tiếp cận với giai điệu, hình ảnh của bài hát.Từ đó trẻ sẽ yêu thích bài hát và tích cực tham gia hát. Việc sử dụng hình ảnh, đồ dùng, vật dụng... hỗ trợ cho học hát là điều vô cùng cần thiết vì trẻ tư duy trực quan là chủ yếu. tôi có thể sử dụng trong lúc giới thiệu bài, trong lúc dạy hát hay lúc ôn lại bài để giúp trẻ dễ hình dung về bài hát vốn dĩ là những âm thanh, hình ảnh khá trìu tượng. bên cạnh cho trẻ nghe nhạc tôi cho trẻ tập hát các bài hát ngắn dễ hiểu. Việc tập hát sẽ cũng hỗ trợ cho trẻ nói, phát âm tăng thêm vốn từ cho trẻ. Khi cho trẻ hát, tôi kết hợp gõ theo phách, nhịp hoặc tiết tấu của bài bằng cách vỗ tay, dùng các vật phát ra tiếng kêu khác nhau nhằm thu hút sự chú ý của trẻ và thêm phần hứng thú cho trẻ cùng tham gia hoạt động. -Nghe nhạc: ở độ tuổi mẫu giáo bé, việc nghe nhạc trẻ đã có chủ đích hơn. Ngoài việc vẫn cho trẻ nghe nhạc, nghe hát, tôi luôn mở rộng hình thức tổ chức cho trẻ nghe. Một điểm rất đáng lưu ý là tôi không "độc diễn" bao giờ trong khi cho trẻ nghe nhạc. Khi trẻ nghe nhạc từ băng, đĩa cũng như từ cô biểu diễn, tôi luôn quan sát, chú ý thái độ của trẻ, hướng trẻ vào bài, cùng trẻ vận động, múa hát theo nếu trẻ muốn cùng tham gia. Nếu nhiều trẻ miễn cưỡng nghe hoặc bỏ ra khỏi vị trí, tôi có thể chuyển đổi sang hình thức khác chứ không nhất thiết phải cho nghe cô hát đủ số lần, như đã chuẩn bị. -Tổ chức trò chơi âm nhạc: không những giúp trẻ cảm nhận về âm thanh âm nhạc tốt hơn mà nó còn giúp trẻ phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nữa. Lúc tham gia chơi, trẻ được hòa vào với không khí chung của nhóm, lớp, được vận động, sáng tạo ... Tổ chức mỗi trò chơi, tôi thường chọn một nội dung nhỏ làm chủ đạo, từ đó phối hợp với 1 - 2 nội dung là cùng, không ôm đồm dễ dẫn đến việc chơi xong trẻ không đọng lại gì cho dù tham gia hoạt động đủ thứ. Ví dụ: tôi cho trẻ chơi trò chơi Đi tìm xuất xứ bài hát: tôi làm một tấm bản đồ Việt Nam phóng to, tô màu ba miền Bắc-Trung-Nam khác nhau. Phác họa hình ảnh và tên bài hát dân ca quen thuộc của 3 miền cho trẻ quan sát, sau đó gỡ ra và đề nghị trẻ xung phong lên dán lại. Có thể hát một đoạn một bài nào đó rồi cho trẻ lên đính lại bài hát cho đúng khu vực. qua trò chơi này đã giúp trẻ cảm nhận được giai điệu của một số bài hát khác nhau, bước đầu nhận biết về sự khác nhau của âm nhạc mỗi vùng. các hoạt động khác, tôi luôn cần cân nhắc kĩ lưỡng dung lượng cần thiết và phù hợp. - Hiểu được đặc điểm của trẻ thơ là chơi mà học học, mỗi giờ học mà giáo viên tổ chức nhàm chán, không gây được hứng thú cho trẻ, thì trẻ sẽ chóng chán, vì vậy tôi luôn tổ chức dưới các dạng trò chơi, đưa đồ dùng, công nghệ thông tin vào gây hứng thú cho trẻ để kích thích tính sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ, vì vậy các giờ học đều rất có hiệu quả, vd dậy trẻ bài hát “ quạt nan ” tôi cho trẻ tập hát, giảng nội dung bài hát, trong quá trình trẻ hát tôi cho trẻ quan sát hình ảnh cành cây trước gió và cành cây đứng im, được ví với chiếc quạt nan trên tay của người mẹ quạt cho bé suốt đêm ngày để trẻ hiểu nội dung bài hát chính là tình cảm tình yêu thương mà người mẹ dành cho con không gì bằng” hay dạy trẻ hát vận động bài hát inh lả ơi chủ điểm quê hương đất nước tôi gợi cảm xúc cho trẻ qua hình ảnh núi rừng tây bắc có những cô gái thái cùng với những phong cảnh lễ hội mùa xuân của núi rừng, mở rộng trí tưởng tượng phong phú cho trẻ đi đến các vùng miền của tổ quốc, ở mỗi bài học khác nhau chủ điểm khác nhau tôi lại tổ chức cách khác nhau, chủ yếu dùng công nghệ thông tin và đồ dùng trực quan. Vd như chủ điểm ban thân, tôi dùng các đồ dùng minh họa trang trí trên khuôn mặt cô hay trẻ biểu diễn, hoặc dùng mũ múa, các loại rối tay rối dẹt , mô hình, các loại quần áo trang phục như trang phục dân tộc thái, quan họ bắc ninh, dân ca đồng bằng bắc bộ với những bộ bà ba, nón lá vv để biểu diễn cho trẻ xem - Kết hợp hoạt động âm nhạc với các hoạt động giáo dục khác: việc dùng các phương tiện diễn tả âm nhạc như một công cụ hữu hiệu để kết hợp với các hoạt động giáo dục khác như làm quen với toán, chữ viết, môi trường, kết hợp vận động ... đã trở nên phổ biến trong các hoạt động giáo dục.Ví dụ: hoạt động làm quen với toán, tôi có thể cùng kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp sử dụng âm nhạc giúp trẻ làm quen với các con số một cách tự nhiên, nhẹ nhàng thông qua các trò chơi với lời ca có số, số người tham gia ..VD: Bài hát Năm ngón tay ngoan khi giáo viên cho trẻ làm quen nhận biết mặt chữ số từ 1đến 5 Tôi Chọn 5 trẻ xung phong đứng lên, mỗi trẻ cầm một mảnh bìa cứng hoặc tờ giấy vẽ một số(từ 1-5) và hình vẽ bàn tay có 4 ngón nắm lại, một ngón xòe ra lần lượt là ngón cái, trỏ, giữa, áp út và út. Khi hỏi đến ngón nào thì người đó bước lên phía trước. Khi cả 5 trẻ đứng lên hết thì cùng giơ cao lên và vừa hát theo nhạc vừa đưa hình vẽ qua bên trái, bên phải đều nhau. Có thể thay đổi bài hát có số khác hoặc lần lượt chơi Cô giá đang múa hát cùng các cháu -Âm nhạc như làm nền cho các hoạt động, như phương tiện tiếp cận các khái niệm, các hình ảnh, các hoạt động một cách nhẹ nhàng, vui vẻ phù hợp với trẻ mầm non. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng âm nhạc vào các hoạt động khác sẽ có thể khiến trẻ không tập trung với hoạt động đó. Do vậy, mỗi khi đưa âm nhạc kết hợp với các hoạt động khác đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn phù hợp đan xen làm nổi bật hoạt động chính, không quá lạm dụng âm nhạc sẽ làm mờ hạt động khác với trẻ, Với một giờ hoạt động âm nhạc, tôi không nhất thiết thực hiện đầy đủ các nội dung trên và theo đúng trình tự mà có thể thực hiện một cách linh hoạt trên cơ sở kế hoạch lâu dài, tổng thể trong một kì, một năm, đảm bảo trẻ học sao cho hứng thú có kết quả , trẻ tiếp cận được kết quả mong đợi như mục tiêu chương trình. Biện pháp 6: Giúp trẻ cảm thụ âm nhạc thông qua việc tổ chức tập luyện các tiết mục văn nghệ của lớp của trường. Khi trẻ đã có nền tảng như tai nghe nhạc biết vào nhịp bài hát biết gõ, nhún vận động theo nhịp phách bài hát tức là trẻ đã có những vốn kinh nghiệm về nền tảng âm nhạc, tôi tổ chức cho trẻ tập luyện múa hát các chương trình văn nghệ cho trẻ các ngày lễ lớn như ngày 8/3, ngày 20/11, ngày tết trung thu biểu diễn tại lớp tại trường và những ngày chuẩn bị cho họp phụ huynh học sinh vv -Đây là loại hình bài tập tổng hợp, kết hợp cả 3 nội dung nghe, hát, vận động mang tích chất biểu diễn, trẻ không những hát vận động mà trẻ còn phải thể hiện được cảm xúc của tác phẩm tới người xem, vì vậy để chuẩn bị cho trẻ trước khi vào bài tập tôi cho trẻ nghe nhạc bài hát đó nhiều lần để trẻ hiểu sâu về tác phẩm, sau đó cho trẻ tập khởi động cổ tay các khớp chân, lườn mình vv để cơ bắp trẻ mềm dẻo trước khi tiếp cận với bài múa,tôi cho trẻ nghe nhạc và kích thích ở trẻ sự tự do sáng tạo bằng cảm xúc của trẻ trên nền nhạc, cô trân trọng sản phẩm cuả trẻ, sau đó hướng trẻ vào những động tác phù hợp dựa trên động viên sự sáng tạo của trẻ, như vậy khi trẻ bước vào bài múa trẻ đã có những cảm xúc tuyệt vời, trẻ sẽ nhanh hơn trong việc thể hiện bài múa. - Trong quá trình trẻ tập theo nhạc giáo viên sửa kỹ năng cho trẻ tập luyện, dù luyện kỹ năng cho trẻ bất cứ hình thức nào song chủ yếu vẫn là cô làm mẫu để trẻ cảm thụ được sự mềm mại uyển chuyển trong từng động tác mẫu của cô một cách dần dần ->Như vậy có thể nói giúp cho trẻ cảm thụ âm nhạc chính là quá trình giáo viên cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc sớm, cho trẻ tiếp cận nội dung và hình thức hoạt động theo hình xoáy trôn ốc, tức là cho trẻ hoạt động từ đơn giản, dễ rồi khó dần trên nền những kiến thức đã biết để trẻ tiếp cận dần dần, kỹ năng trong hoạt động giáo dục âm nhạc hay trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng chẳng qua là sự rèn luyện của con người trong một môi trường giáo dục nhất định, nhắc lại lời nhà khoa học Michaelschutlte người Đức tại bệnh viện tâm lý trẻ em của đại học Ham burg “ âm nhạc giúp trung tâm sử lý ngôn ngữ của não phát triển, khiến trẻ có thể bộc lộ khả năng âm nhạc rất sớm phục vụ cho việc học và nói của trẻ sớm hơn những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong gia đình không có điều kiện cơ hội tiếp cận với âm nhạc, vì vậy tôi đã hiểu ra tầm quan trọng vô cùng của môi trường sống với con người.Qua quá trình giáo dục đem âm nhạc đến với trẻ từ đơn giản đến phức tạp tôi nđã gặt hái được nhiều thành công tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi như sau: IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: - Sau khi thực hiện các biện pháp trên tại nhóm lớp mình, tôi thấy giờ học âm nhạc đạt kết quả tốt hơn, giờ học sinh động thoải mái, trẻ hứng thú học và tích cực tham gia vào các hoạt động. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiềù nhất là phát triển tai nghe nhạc cho các cháu rất tốt, thể hiện mỗi khi có đàn học ở lớp hay thể dục theo lời ca buổi sáng toàn trường các cháu đều vào nhạc rất khớp, nhận ra các âm thanh trong thiên nhiên như tiếng chim hót, tiếng lá vàng rơi, tiếng mõ kêu , vv nhận ra ngay bài hát đó, hiểu nội dung biết tên tác giả đạt 90 % - 90-95 % số trẻ thuộc các bài hát múa, vận động, bài cô hát trẻ nghe, các trò chơi âm nhạc trong chương trình đã học - 80-85% số trẻ hát chuẩn theo giai điệu bài hát cả về độ cao, trường độ bài hát, các cháu hát thuộc hát đúng mang tính chất hát thuộc truyền khẩu từ cô giáo. -50-60 % số trẻ thể hiện có cảm xúc khi biểu diễn những bài đơn giản. - Lớp có đội văn nghệ có cả cháu nam tham gia đi biểu diễn trước lớp trước hội phụ huynh và thi đồng diễn ở trường, hội thi văn nghệ tại trường ngày 20/11 lớp đạt giải nhì toàn trường. - Với giáo viên có nhiều kinh nghiệm hơn trong giảng dậy và điều mà tôi rút ra được kinh nghiệm dậy trẻ 3-4 tuổi đạt hiệu quả cao chính là phương pháp dùng lời, dùng tình cảm, nghệ thuật biểu diễn, cách tổ chức tiết học của giáo viên có nhiều sáng tạo hơn. V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Giúp trẻ cảm thụ tốt âm nhạc thì việc tạo ra môi trường hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ là vô cùng quan trọng bởi vì dựa trên đặc điểm tâm sinh lý trẻ là trẻ vừa học vừa chơi, trẻ học mọi lúc mọi nơi, trẻ học một cách thoải mái. Không dậy theo hình thức dồn ép, để trẻ phải thuộc chương trình mà giáo viên hãy tạo điều kiện cho trẻ được tiếp cận với giai điệu nhạc nhiều lần để thu hút lòng yêu âm nhạc ở trẻ đến với âm nhạc ở trẻ. - Dậy trẻ mang tính vừa học vừa chơi từ dễ dến khó từ đơn giản đến phức tạp để trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng. -Tạo ra nhiều hoạt động âm nhạc đa dạng phong phú để làm thỏa mãn như cầu vui chơi của trẻ, để đạt được kết quả mong đợi. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình dạy môn Âm nhạc đã thực hiện và đạt kết quả tốt. Tôi mạnh dạn đưa ra để ban thi đua, bạn bè đồng nghiệp xem xét góp ý cho bản kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Chu Minh, ngày 10/ 04/2023 Người viết Nguyễn Thị hồng Loan
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.docx