Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ

“ Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”

Âm nhạc đối với trẻ thơ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Được tiếp xúc với âm nhạc có tính nghệ thuật cao phù hợp với lứa tuổi sẽ hình thành ở trẻ những tình cảm tốt đẹp. Nội dung các bài hát giúp trẻ thêm yêu quê hương đất nước, yêu những người xung quanh, biết đâu là cái thiện, đâu là cái ác… để từ đó mở rộng tâm hồn, nhận thức, tình cảm của trẻ đối với thế giới xung quanh. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại, nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển nhân cách của mình.

Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, hoạt động âm nhạc là môn học rất quan trọng đối với trẻ, nó tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về Đức-Trí-Thể- Mỹ. Thông qua hoạt động âm nhạc trẻ linh hoạt hơn mạnh dạn hơn, thông minh hơn, sáng tạo hơn là động lực để trẻ phát triển nhận thức trẻ hát bài hát với tâm hồn trong sáng, kết hợp với động tác minh họa, khi hát vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động của cơ thể, trẻ phát triển mạnh về ngôn ngữ và thể chất, thông qua âm nhạc còn giáo dục trẻ yêu ông bà, cha mẹ cô giá, yêu quê hương đất nước cảnh vật xung quanh nhằm phát triển tình cảm xã hội cho trẻ.

docx 24 trang SKKN Âm Nhạc 30/03/2025 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ
c ngoài, tôi cũng có thể lồng ghép lựa chọn một số bài hát nước ngoài có giai điệu dễ nhớ, vui nhộn và phù hợp với chương trình giáo dục thể chất của trẻ em Việt để tôi đưa vào một cách hiệu quả nhất.
Tóm lại là trong tất cả các hoạt động của trẻ đều có thể lồng ghép giáo dục âm nhạc để tăng hứng thú cho trẻ, đồng thời thông qua đó cũng giúp trẻ ghi nhớ lời, nhạc của các bài hát một cách tự nhiên nhất, từ đó chất lượng của giáo dục âm nhạc cũng được nâng lên.
Biện pháp 4: Sử dụng các loại nhạc cụ âm nhạc và trang phục gây hứng thú cho trẻ.
Trước khi cho trẻ làm quen với một dụng cụ âm nhạc nào đó tôi thường giới thiệu cho trẻ biết tên dụng cụ, cách sử dụng dụng cụ âm nhạc.
Ví dụ: Dạy trẻ cách sử dụng nhạc cụ là trống tôi hướng dẫn trẻ cách sử dụng tay trái cầm trống, tay phải cầm dùi nhịp 1 gõ vào giữa mặt trống nhịp 2 đua ra gõ vào thành trống. Hay khi dạy trẻ sử dụng nhạc cụ là xắc xô: tay phải cầm xắc xô (úp xắc xô vào lòng bàn tay) khi gõ thì gõ xắc xô vào lòng bàn tay trái.
Để gõ đệm cho một bài hát, tôi gợi ý cho trẻ sử dụng trống lắc, sắc xô, phách tretạo ra những âm thanh mà trẻ rất thích.
Ví dụ: Dạy trẻ gõ đệm theo nhịp bài hát “Cháu vẽ ông mặt trời” của tác giả Tân Huyền. Tôi tạo hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ quan sát video hình ảnh ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi dãy núi. Cô trò chuyện vói trẻ về mặt trời, giáo dục trẻ khi đi ra ngoài trời nắng to cần đội mũ, nón. Cô hỏi trẻ đã được làm quen bài hát nào nói về ông mặt trời. Sau đó tôi dạy gõ đệm theo nhịp bài hát.
Ngoài những dụng cụ trống, sắc xô, phách tre.., tôi còn cho trẻ sử dụng dụng cụ âm nhạc như: đàn xylophone, mecadio vào các bài dạy giúp trẻ làm quen với nốt nhạc Đô, rê, mi, fa, sol, la..một cách dễ dàng và hiệu quả.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động làm quen với nốt “Sol". Tôi cho trẻ làm quen với dụng cụ đàn xylophone, tôi dạy trẻ nhận biết các nốt nhạc trên đàn, đàn có 7 màu sắc, mỗi nốt nhạc lại có một màu khác nhau. Tôi cho trẻ nhận biết nốt Sol bằng cách chỉ que gõ vào nốt có màu xanh dương, sau đó tôi cho trẻ xướng âm nốt Sol và dùng 2 que gõ bản nhạc “Sol Song” trên đàn xylophone để giúp trẻ nhận rõ nốt Sol và cung cấp cho trẻ nhận biết nốt nhạc.
(Hình ảnh 7: Trẻ sử dụng đàn xylophone trong HĐLQ nốt Sol)
Để tạo sự hứng thú cho trẻ hơn nữa, tôi cho trẻ mặc trang phục biểu diễn và được sử dụng đạo cụ biểu diễn phù hợp với tính chất âm nhạc và nội dung bài hát sẽ làm phong phú hơn đời sống văn hóa, có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức, góp phần vào việc hình thành nhân cách trẻ thơ.
Để tạo cho trẻ các trang phục biểu diễn hấp dẫn, bắt mắt. Tôi dùng các trang phục làm từ giấy màu các loại, trang kim, phế liệu, ruy băng.. cô và trẻ cùng nhau trang trí để làm trang phục kích thích trẻ tham gia hoạt động. Trẻ được mặc bộ quần áo do chính mình tham gia trang trí sẽ phấn khởi và hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc.
(Hình ảnh 8: Sử dụng trang phục trong hoạt động biểu diễn âm nhạc)
Biện pháp 5: Kết hợp giữa gia đình và nhà trường:
Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ là điều kiện tốt nhất để trẻ phát huy những tài năng, năng khiếu âm nhạc ở trẻ. Vì vậy tôi thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ chương trình học ở trên lớp và về một số trẻ còn dụt dè nhút nhát thật khéo léo, gợi mở những phương pháp hình thức để ở nhà gia đình cùng cô giáo giúp đỡ cháu thêm để từ đó cháu tự tin hơn mạnh dạn hơn và tham gia hoạt động âm nhạc một cách hứng thú hơn. Khi tổ chức các ngày lễ, ngày hội và các cuộc thi của trường chúng tôi mời phụ huynh đến tham dự để trẻ thấy niềm vui thích, tự hào khi biểu diễn và thông qua đó cũng tạo được mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc quan tâm rèn luyện khả năng âm nhạc cho trẻ. Ngoài ra tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh ủng hộ đóng góp 1 số nguyên vật liệu phế thải như: Vỏ hộp bích quy sắt, vỏ hộp sữa, vỏ lon bia.. để tôi làm thêm 1 số đồ dùng, dụng cụ âm nhạc bổ sung vào góc cho các con hoạt động.
* Kết quả: Việc phối kết hợp với phụ huynh cũng là một trong những giải pháp quan trọng để giúp trẻ hứng thú, có kiến thức âm nhạc tốt hơn.
Kết quả
Sau khi thực hiện các giải pháp tại lớp mẫu giáo nhỡ B3 tôi thấy giờ học âm nhạc đạt kết quả tốt hơn, giờ học sinh động thoải mái, trẻ hứng thú học và tích cực tham gia vào các hoạt động. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều.
Đối với trẻ
100% trẻ thích thú tham gia hoạt đông âm nhạc tích cực tham gia chơi, trẻ còn thể hiện được kĩ năng vận động theo nhạc....tạo không khí vui tươi, hào hứng khi học âm nhạc.
Trẻ thuộc được nhiều bài hát, hứng thú và hưởng ứng khi nghe các tác phẩm âm nhạc.
Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia hoạt động.
Trẻ có nề nếp thói quen tốt trong các giờ hoạt động, hào hứng tích cực tham gia hoạt động và tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng thoải mái.
Trẻ có kĩ năng ca hát, có khả năng cảm thụ âm nhạc.
Việc áp dụng các biện pháp trên không chỉ giúp trẻ hứng thú trong âm nhạc, phát triển kĩ năng âm nhạc mà còn phát triển một số kĩ năng khác như: giao tiếp thể hiện cảm xúc, thẩm mĩ, nhận thức.
Đối với cô
Có thêm kinh nghiệm trong việc tạo môi trường, lớp học cho trẻ hoạt động.
Kĩ năng ca hát và vận động theo nhạc, kĩ năng biểu diễn được nâng lên, tác phong sư phạm linh hoạt.
Có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, trang trí, tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ trải nghiệm với âm nhạc. Tạo được không khí nhẹ nhàng, thoải mái, tình cảm, tích cực, say mê, yêu thích hoạt động với âm nhạc.
Đối với phụ huynh
Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc, chủ động tích cực trao đổi với giáo viên trong công tác rèn kĩ năng âm nhạc cho trẻ. Phối hợp tốt với cô giáo về việc rèn kỹ năng cho trẻ.
Phụ huynh đã tìm tòi nguyên vật liệu phế thải, ủng hộ cô giáo để có nhiều sản phẩm tạo dụng cụ âm nhạc đẹp, sáng tạo.
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
TT

Nội dung đánh giá
Kết quả
Tốt
Khá
TB
Yếu
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%

1
Hứng thú tham gia
Đầu
năm
16
47 %
11
32,3
%
5
14,7
%
2
6 %
Đến
tháng 3
28
82,3
%
4
11,7
%
2
6
%
0
0%
So sánh
Tăng
12trẻ
35,3
%
Giảm
7 trẻ
20,6
%
Giảm
3 trẻ
8,7
%
Giảm
2 trẻ
6 %

2
Thuộc những bài hát trong chương trình
Đầu
năm
13
38,2%
9
26,5%
7
20,6%
5
14,7%
Đến
tháng 3
24
70,6
%
6
17,6
%
3
8,8
%
1
2,9
%
So sánh
Tăng
12trẻ
32,4%
Giảm
3 trẻ
8,9 %
Giảm
4 trẻ
11,8
%
Giảm
4 trẻ
11,7
%

3
Vận động theo nhạc
Đầu năm
11
32,3%
9
26,5%
8
23,5%
6
17,7
%
Đến
tháng 3
21
61,7
%
6
17,6
%
5
14,7
%
2
5,9
%
So sánh
Tăng
12trẻ
29,4,
%
Giảm
3 trẻ
8,9 %
Giảm
3trẻ
8,8 %
Giảm
4 trẻ
11,8
%

4
Trẻ có kỹ năng nghe nhạc, nghe giai điệu
Đầu năm
12
35,2%
10
29,5%
7
20,6%
5
14,7%
Đến
tháng 3
28
82,4
%
4
11,7
%
2
5,9 %
0
0 %
So sánh
Tăng
16 trẻ
47,2
%
Giảm
6 trẻ
17,8
%
Giảm
5trẻ
14,7
%
Giảm
5 trẻ
14,7
%

Như vậy nhìn vào bảng đánh giá ta thấy được kết quả của trẻ cuối năm so với đầu năm tăng lên rõ rệt. Tuy vậy nhưng kết quả vẫn còn chưa cao lắm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, một số chưa trẻ học trên zoometting, zalo.
PHẦN III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Kết luận
Âm nhạc là phương tiện giáo dục hiệu quả nhất góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ, trau dồi đạo đức, phát triển trí tuệ, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Khi áp dụng các biện pháp trên một cách phù hợp, linh hoạt sáng tạo, thì năng lực cảm thụ nghệ thuật âm nhạc của trẻ như khả năng ca hát, vận động theo nhạc, sự hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc, sự mạnh dạn tự tin càng được nâng cao. Mặt khác những kiến thức về thế giới xung quanh thông qua các hình tượng âm nhạc, xúc cảm thẩm mĩ của trẻ càng trở lên phong phú. Trẻ biết rung động trước cái đẹp, yêu cái đẹp để rồi tạo ra cái đẹp.
Bài học kinh nghiệm
Phải tự bồi dưỡng và nâng cao năng lực sư phạm, nắm chắc phương pháp và nâng cao nghệ thuật giảng dạy.
Hát đúng, hát mẫu chính xác, diễn cảm, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát, hát thuộc bài hát, kết hợp điệu bọ minh hoạ cho bài hát.
Có nhạc cụ cho trẻ thì mới thu hút trẻ vào giờ học.
Cho trẻ làm quen âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi để trẻ cảm nhận giai điệu của bài hát, thích tham gia vào các hoạt động âm nhạc.
Trong giờ hoạt động chung giáo viên phải biết tổ chức và có kỹ thuật chỉ huy tập thể một cách sinh động và chính xác. Nghiên cứu bài dạy, chuyển tiếp nhẹ nhàng lôgic mới thu hút trẻ học tốt.
Lồng ghép giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động trong một ngày của trẻ giúp trẻ hiểu biết thêm về âm nhạc và củng cố những kiến thức đã học.
Cần cho trẻ được biểu diễn văn nghệ trong các ngày hội, ngày lễ. Tổ chức biểu diễn trong các cuộc thi nhằm gây cho trẻ những hứng thú nhất định. Trẻ sẽ rất hào hứng, tự tin tham gia vào các hoạt động âm nhạc.
Phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh để thuận tiện trong việc giáo dục trẻ và có biện pháp hướng dẫn cho từng trẻ nhằm phát huy hết năng lực âm nhạc cho trẻ và khắc phục những hạn chế ở trẻ. Tranh thủ được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, các đoàn thể trong địa phương để đưa hoạt động giáo dục âm nhạc giúp trẻ phát triển năng khiếu tốt hơn.
Cần quan tâm và tạo điều kiện dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, chú ý đến những trẻ cá biệt để có biện pháp tiếp cận cụ thể.
Trong thời gian trẻ nghỉ do dịch Covid- 19 tôi ngoài xây dựng kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn học sinh học các bài được phát trên truyền hình, gửi tài liệu hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập cho trẻ theo các bài học trước khi được phát trên truyền hình. Quá trình trẻ học trên truyền hình, giáo viên phối hợp với gia đình để hướng dẫn, giám sát trẻ nhằm đảm bảo chất lượng.
Khuyến nghị và đề xuất
Đối với nhà trường
Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
Đầu tư kinh phí mua thêm một số trang thiết bị phục vụ hoạt động âm nhạc như: Đàn, dụng cụ gõ đệm, trang phục biểu diễn .v.v...
Có các biện pháp, kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc cho đội ngũ giáo viên.
Đối với phòng giáo dục và sở giáo dục
Phòng giáo dục mở lớp học đàn, múa cho giáo viên các trường được học tập, bồi dưỡng.
Cung cấp những tài liệu cho giáo viên tham khảo.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp nâng cao chất
lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi”. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học cấp trên để sáng kiến kinh nghiệm của Tôi được hoàn thiện hơn.
Ngày 18 tháng 3 năm 2022
Tôi xin cam đoan bản sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự làm không sao chép của người khác. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Tác giả
Đỗ Thị Thủy
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày..tháng	năm 2022
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày..tháng	năm 2022
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
CÁC MINH CHỨNG KÈM THEO
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường tạo cảm xúc hứng thú trong hoạt động âm nhạc
(Hình ảnh 1: Trẻ đội mũ gấu trong HĐ dạy hát “Gia đình Gấu” )
Hình ảnh 2: Trang trí môi trường học tập trong góc Âm nhạc
Biện pháp 2: Lựa chọn các hình thức linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn kích thích trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc.
Hình ảnh 3: Cô hướng trẻ chơi Trò chơi âm nhạc
Hình ảnh 4: Hoạt động dạy trẻ làm quen nốt Sol
Biện pháp 3: Lồng ghép Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt hoạt động một ngày của trẻ.
* Các hoạt động trong ngày của trẻ: Trong giờ đón trẻ
Hình ảnh 5: Giờ đón trẻ kết hợp nốt nhạc và các kí hiệu vui
* Trong các hoạt động ngày lễ hội
Hình ảnh 6: Trẻ biểu diễn âm nhạc trong ngày lễ, hội
Biện pháp 4: Sử dụng các loại nhạc cụ âm nhạc và trang phục gây hứng thú cho trẻ.
(Hình ảnh 7: Trẻ sử dụng đàn xylophone trong HĐLQ nốt Sol)
(Hình ảnh 8: Sử dụng trang phục trong hoạt động biểu diễn âm nhạc)
MỤC LỤC
NỘI DUNG	TRANG
A: ĐẶT VẤN ĐỀ	3
Lý do chọn đề tài	3
Mục đích nghiên cứu	6
Đối tượng tượng nghiên cứu	6
Đối tượng khảo sát thực nghiệm	6
Phương pháp nghiên cứu	6
B: NỘI DUNG SÁNG KIẾN	7
Tình hình thực trạng thực tế	7
Thực trạng trước khi thực hiện đề tài	8
Số liệu điều tra trước khi thực hiện	8
Các biện pháp thực hiện	9
Thực hiện các biện pháp.	9
Biện pháp 1: Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt hoạt động đón trẻ và tập thể dục buổi sáng: ... 10
Biện pháp 2: Trong các hoạt động chung	18
Biện pháp 3: Giáo dục âm nhạc thông qua các hội thi, ngày hội	21
Biện pháp 4: Một số trò chơi phục vụ âm nhạc.	24
Biện pháp 5 : Phối kết hợp với phụ huynh	24
Kết quả thực hiện	25
C. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT	27
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................
.TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Hữu Du. Giáo dục âm nhạc trong trường mẫu giáo. NXB Giáo dục. 1983.
Phạm Thị Hòa. Giáo dục âm nhạc. Tập II. NXB Đại học Sư phạm. 2003.
Ngô Thị Nam và cộng sự. Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc. Hà Nội 1994.
Hoàng Lân. Làm quen với âm nhạc qua trò chơi. NXB Giáo dục. 1987.
Hoàng Văn Yến. Trẻ mầm non ca hát ( Tuyển tập bài hát nhà trẻ, mẫu giáo).
Vụ GDMN- NXB Âm nhạc 2002.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ.pdf