Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hoạt động âm nhạc cho trẻ 4, 5 tuổi

Nhắc tới âm nhạc thì chúng ta đều có thể nhận thấy rằng âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với cuộc sống của mỗi con người chúng ta. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại, nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì con người sẽ phát triển không toàn diện về mọi mặt, âm nhạc nó có sức hấp dẫn kì lạ, có tác động mạnh mẽ làm cho con người tốt đẹp hơn, trong sáng hơn.Và trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.

Như chúng ta đã biết thì trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là đối tượng được cả xã hội quan tâm nhiều nhất. Và việc tạo cho trẻ có một tâm hồn tươi sáng, một tấm long vị tha hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ, chính vì vậy trong những năm qua nền giáo dục nước nhà đã có nhiều sự đổi mới, cải tiến về phương pháp, cũng như hình thức hoạt động giáo dục trong đó có giáo dục âm nhạc.

doc 22 trang SKKN Âm Nhạc 25/03/2025 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hoạt động âm nhạc cho trẻ 4, 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hoạt động âm nhạc cho trẻ 4, 5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hoạt động âm nhạc cho trẻ 4, 5 tuổi
 sát và nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có hoạt động không ? Có thích thú không ? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồng cùng bạn để có hướng tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dân dần tôi thấy trẻ rất thích học âm nhạc.
4.3/ Xây dựng góc âm nhạc sinh động, hấp dẫn.
Với hoạt động vui chơi ở các góc trẻ không chỉ tự mình khám phá những điều thú vị của đồ chơi mà trẻ còn được thực hành đóng vai chơi của mình rất tự nhiên và thoải mái. Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các họat động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Khi trẻ chơi tôi động viên, khuyến khích trẻ mạnh dạn biểu diễn nhằm khơi dậy ở trẻ niềm đam mê ca hát, bên canh đó tôi còn cho trẻ chơi các trò chơi âm nhạc trên máy vi tính thông qua trò chơi: “Thế giới sôi động 1, 2, 3” qua đó luyện kỹ năng nghe cao độ, trường độ của các nốt nhạc và trẻ có thể tự mình tạo ra những bản nhạc ngộ nghĩnh của riêng mình làm tiền đề cho năng khiếu âm nhạc của trẻ sau này.
Ngoài ra tôi sưu tập nhiều loại phế liệu như ống hút, len,vải, giấy mầu, lá cây, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy, trang phục biểu diễn theo ý tưởng cá nhân. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình làm trang phục biểu diễn, mũ múa, mặt nạ hóa trang....Trẻ vô cùng sung sướng khi được sử dụng đồ dùng do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhac, bên cạnh đó tôi còn sưu tầm một số đồ dung để khuyến khích trẻ sáng tạo vận động như: Khăn choàng, vòng đeo tay, chân, những con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở trẻ dễ dàng sử dụng. Và khi bố trí góc âm nhạc phải chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng đến những hoạt động tĩnh ở góc khác.
4.4/ Giáo dục âm nhạc trong các hoạt động khác và mọi lúc mọi nơi. Xây dựng chuyên mục: Giai điệu tuổi thơ.
 Âm nhạc có thể dễ dàng lồng ghép, kết hợp với tất cả các hoạt động khác, ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới nó còn giúp cho các hoạt động khác trở nên sinh động hơn, giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn, giúp trẻ thoải mái hơn, ôn luyện âm nhạc mọi lúc mọi nơi cũng là một biện pháp giúp ổn định trẻ, hướng sự chú ý của trẻ vào vấn đề. 
VD: - Giờ đón trẻ và tập thể dục buổi sáng.
Giờ đón trẻ là lúc tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì trẻ còn chưa tự giác, giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường,lúc này âm nhạc góp phần rất lớn.Trường mầm non Chu Minh nơi tôi công tác đã sử dụng một số bài hát rất phù hợp với từng chủ đề chủ điểm cuốn hút trẻ trong giờ đón trẻ và giờ thể dục buổi sáng. 
- Trong hoạt động tạo hình: “Xé dán đàn vịt bơi” tôi cho trẻ vận động theo bài hát “đàn vịt con” (Mộng Lân),
- Trong giờ LQVH: Qua bài thơ:” Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa, sau khi trẻ đọc xong bài thơ tôi kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Hạt gạo làng ta” do Trần Viết Bính phổ nhạc, và chính giai điều chữ tình của bài hát làm cho ý thơ trong bài thơ được nâng cao từ đó làm cho tiết học của tôi thêm phong phú,trẻ chú ý.
- Thông qua các ngày lễ hội như: ngày NGVN 20/11, QĐNDVN 22/12, tết Dương lịch, mừng ngày 8/3, ngày giải phóng miền Nam 30/4,... tôi tổ chức hoạt động âm nhạc theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà tất cả trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn âm nhạc và gíup trẻ khắc ghi những ấn tượng tốt đẹp về những ngày kỷ niệm đó. 
- Hàng tuần, tôi bố trí một buổi chiều thứ 6 để làm chuyên mục “Giai điệu tuổi thơ” cho trẻ tham gia. Trong chuyên mục, tôi tổ chức cho trẻ được liên hoan văn nghệ, đây là buổi để trẻ được thể hiện mình. Tôi tổ chức cho các cháu hát múa, vận động các bài hát đó được học hoặc bố mẹ dạy cháu ở nhà, những điệu múa các cháu tự sáng tác. Hoặc cho trẻ nghe những bài hát trẻ đã hát ở nhà, bố mẹ ghi âm. 
 Khi trẻ biểu diễn, trẻ được mặc trang phục, sử dụng đạo cụ phù hợp với tính chất âm nhạc và nội dung bài hát, từ đó kích thích sự hứng thú, niềm hăng say của trẻ trong nghệ thuật.
 4.5/ Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh.
Hàng tuần, tôi lên bảng tin về chương trình dạy, các bài hát theo chủ đề và thay tin để phụ huynh biết và phối hợp với tôi rèn luyện thêm cho trẻ ở nhà, tránh tình trạng phụ huynh dạy sai cho trẻ.
Tôi còn vận động phụ huynh hổ trợ vật liệu mở: thùng giấy, lon sữa, bóng, chai nhựa, quần áo cũ, dụng cụ hóa trang,. Tôi thường xuyên tôi trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, cha mẹ có trẻ cùng trẻ thể hiện bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết vì âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện ca khúc mà trẻ yêu thích.
Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc hay, những bài hát hay có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ hoặc ghi âm giọng hát của trẻ vào đĩa và xây dựng thư viện âm nhạc của lớp.
 5. Kết quả sau khi thực hiện đề tài.
5.1/ Kết quả đạt được.
* Đối với trẻ.
Qua những biện pháp tôi nghiên cứu và áp dụng vào lớp mình, chất lượng về hoạt động giáo dục âm nhạc lớp tôi tăng lên rõ rệt:
- 100% cháu hào hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc.
- 90% cháu hát thuộc bài hát, nghe nhạc và hát theo nhạc tốt thể hiện tình cảm theo lời ca, vận động thành thạo theo bài hát.
- 95 % trẻ có kỹ năng nghe hát: nhún nhảy, đung đưa người, thể hiện cử chỉ điệu bộ khi nghe hát, nghe nhạc. 
- Trẻ hát tự nhiên rõ lời, hát đúng cao độ, trường độ của các tác phẩm.
- Trẻ tự tin thể hiện và biểu diễn vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh.
- Các giờ hoạt động nêu gương cuối tuần, biểu diễn liên hoan văn nghệ của lớp được các cháu thể hiện nhiều bài hát hay, phong phú và đa dạng về nội dung cũng như giai điệu.
Qua các biện pháp trên, giờ học âm nhạc trở nên sinh động, thoải mái, trẻ học hứng thú và tích cực hơn, cô và trẻ gần gũi nhau hơn. Đặc biệt trẻ rất mạnh dạn, tự tin biểu diễn trước mọi người, trẻ rất thích được tham gia biểu diễn trong những ngày hội, ngày thi. Trẻ rất thích được nghe nhạc giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng như số lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học thuộc sẽ đặt những cơ sở đầu tiên của thị hiếu âm nhạc. Trước kết quả ấy tôi vô cùng phấn khởi. Phấn khởi hơn nữa khi cháu Đình Huy có tiến bộ rõ rệt: Cháu không còn ngồi im rồi đột nhiên chạy lung tung nữa. Cháu đã có một số thói quen tốt như biết khoanh tay chào cô, chào bố mẹ, biết tự phục vụ bản thân, cháu đã “thuộc” nhiều bài hát , câu hát ngắn và “hát. múa” rất hồn nhiên.
* Đối với cô.
Tôi đã nhận được nguồn kiễn thức không nhỏ trong quá trình thực hiện đề tài, hiểu được vai trò của hoạt động âm nhạc đối với trẻ. Đặc biệt là tôi biết cách tổ chức hoạt động âm nhạc sao cho mang lại hiệu quả tốt nhất nâng cao được chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tiết học nhẹ nhàng, sôi nổi, cuốn hút trẻ.
5.2/ Kết quả số liệu cụ thể.
Tiêu chí
Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài
Số liệu điều tra sau khi thực hiện đề tài
Số trẻ đạt
Tỉ lệ
Số trẻ đạt
Tỉ lệ
Hát đúng lời, đúng nhịp, đúng giai điệu của bài hát.
9/27
33,3%
25/27
92,5%
Kỹ năng nghe nhạc và hát theo nhạc
7/27
25,9%
23/27
85,1%
Thể hiện tình cảm khi hát, múa và nghe hát,nghe nhạc.
6/27
22,2%
27/27
100%
Kỹ năng vận động theo nhạc

5/27
18,5%
23/27
85,1%
Nhìn vào bảng số liệu trên, tôi rất mừng với những kết quả đạt được trên trẻ như sau: 
- Số trẻ biết hát đúng lời, đúng nhịp, đúng giai điệu của bài hát là 25 trẻ, tăng 16 trẻ ( tăng 59,2 %) so với đầu năm.
- Kỹ năng nghe nhạc và hát theo nhạc là 23 trẻ, tăng 16 trẻ ( tăng 59,2%) so với đầu năm.
- Số trẻ biết thể hiện tình cảm khi hát, múa và nghe hát, nghe nhạc là 27 trẻ ( tăng 77,8 %) so với đầu năm.
- Số trẻ có kỹ năng vận động theo nhạc là 23 trẻ (tăng 59,2%) so với đầu năm.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1/ Kết luận.
Qua một thời gian dài nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo và thực hiện thành công các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi, bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
- Trước hết, bản thân là một người giáo viên phải yêu nghề, mến trẻ có lòng nhiệt huyết với nghề, phải có kế hoạch tích luỹ lâu dài, luôn luôn làm mới góc nghệ thuật, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nghiên cứu để nắm vững phương pháp, nắm được yêu cầu cần đạt và trình độ nhận thức của trẻ.
- Giáo dục âm nhạc cho các cháu mẫu giáo là một vấn đề không mới nhưng không dễ, chúng ta được biết rằng âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời cho đến khi giã từ cuộc sống. Những tác phẩm âm nhạc được nghe từ thuở bé thường để lại những dấu vết rất sâu sắc và khá lâu dài trong tình cảm và nhận thức của con người. Âm nhạc có một sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người. Đối với trẻ em âm nhạc trước khi là một đối tượng thẩm mỹ, có còn là đối tượng của giáo dục. Vì vậy muốn tiến hành tốt việc giáo dục âm nhạc cho trẻ, cô giáo mẫu giáo cần phải: 
 + Hát đúng, hát mẫu chính xác, diễn cảm, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát, hát thuộc bài hát, kết hợp điệu bộ minh hoạ cho bài hát.
 + Cô phải biết sử dụng đàn trong giờ học và có nhạc cụ cho trẻ thì mới thu hút trẻ vào giờ học. Luôn chú ý đến nghệ thuật biểu diễn để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động ca hát.
 + Chú ý sửa sai cho trẻ vè kỹ năng ca hát và giúp trẻ thể hiện đúng phong cách nghệ thuật. Giáo viên phải tìm hiểu kỹ năng tiếp thu âm nhạc của từng trẻ để có biện pháp rèn luyện cho phù hợp.
 + Cho trẻ làm quen âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi để trẻ cảm nhận giai điệu của bài hát, thích tham gia vào các hoạt động âm nhạc.
 + Trong giờ hoạt động chung giáo viên phải biết tổ chức và có kỹ thuật chỉ huy tập thể một cách sinh động và chính xác. Nghiên cứu bài dạy, chuyển tiếp nhẹ nhàng lôgic mới thu hút trẻ học tốt.
 + Cần cho trẻ được biểu diễn văn nghệ trong các ngày hội, ngày lễ. Tổ chức biểu diễn trong các cuộc thi nhằm gây cho trẻ những hứng thú nhất định. Trẻ sẽ rất hào hứng, tự tin tham gia vào các hoạt động âm nhạc.
 + Xây dựng thư viện âm nhạc của lớp để có đầy đủ các thể loại nhạc cần thiết, phục vụ cho hoạt động ca hát của cô và trẻ. Sưu tầm và sáng tác nhiều ca khúc để dạy trẻ.
 + Tạo cho trẻ có thói quen đánh giá tác phẩm âm nhạc khi được thưởng thức để nâng cao kiến thức âm nhạc cho trẻ. Khuyến khích trẻ sáng tạo phong cách biểu diễn khi thể hiện các tác phẩm âm nhạc.
 + Vì vậy cần tận dụng các phương pháp, biện pháp, lồng ghép các hoạt động giáo dục âm nhạc vào các hoạt động khác sao cho phù hợp và gây được hứng thú với trẻ.
 + Giáo viên cần gần gũi để phát hiện sự sáng tạo của trẻ, khen ngợi , động viên sửa sai kịp thời và tạo môi trường học tốt cho trẻ.
 + Kết hợp với phụ huynh cùng rèn kỹ năng cho trẻ và sưu tầm các tác phẩm âm nhạc để làm phong phú thêm thư viện âm nhạc cho lớp.
 + Cô giáo phải yêu nghề, mến trẻ, luôn có ý thức trách nhiệm trong công việc, kiên trì bền bỉ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
2. Đề xuất và khuyến nghị.
Qua một năm thực hiện đề tài, ngoài những thuận lợi, tôi còn gặp những khó khăn nhất định, tôi có một vài kiến nghị:
* Đối với nhà trường.
Nhà trường cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa đầu tư cơ sở vật chất cho các lớp, để trẻ được tham gia vào các hoạt động tìm tòi, khám phá nhiều hơn. 
Nhà trường chăm lo bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn cho giáo viên, để họ có tay nghề cao trong công tác, chất lượng dạy học đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt là kiến thức và kỹ năng hát, múa, sử dụng dụng cụ âm nhạc( đàn óc-gan, đàn ghita).
* Đối với cấp trên.
Ngành giáo dục cần mở thêm nhiều phong trào, cuộc vận động sáng tác thơ ca cho trẻ mầm non để có thêm nhiều tác phẩm hay giới thiệu cho trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc nghiên cứu, áp dụng ''Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi''. Rất mong nhận được sự đánh giá góp ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
	Tôi xin trân thành cảm ơn! 
	Xác nhận của Chu Minh, ngày tháng 6 năm 2020
 thủ trưởng đơn vị Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
 không sao chép nội dung của người khác.
 Tác giả
 Phùng Thị Minh Trang
1/Ảnh minh họa cho biện pháp: Giáo dục âm nhạc trong hoạt động học. 
Đồ dùng, dụng cụ âm nhạc cho trẻ hoạt động
Cô và bé trong tiết biểu diễn âm nhạc.
2/ Ảnh minh họa cho biện pháp: Xây dựng góc âm nhạc sinh động, hấp dẫn.
Các bé vui ca hát tại góc âm nhạc
3/ Ảnh minh họa cho biện pháp xây dựng chuyên mục: Giai điệu tuổi thơ
Các bé trong giờ thể dục buổi sáng.
Các bé trong giờ học tạo hình.
Các bé vui ca hát trong ngày noel.
Các bé trong một buổi biểu diễn văn nghệ “Giai điệu tuổi thơ”.
4/Ảnh minh họa cho biện pháp: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh.
Những điều phụ huynh cần biết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non độ tuổi mẫu giáo nhỡ ( 4 – 5 tuổi).
2/ Tài liệu bồi dưỡng âm nhạc.
3/ Tài liệu trên công nghệ thông tin như máy tính, tivi...
4/ Tuyển chọn những trò chơi, bài hát, thơ ca, câu đố theo chủ đề dành cho trẻ 4 – 5 tuổi.
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
 CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................Ngày.........tháng..........năm 2020
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH 
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN BA VÌ
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................Ngày.........tháng..........năm 2020
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc