Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 3, 4 tuổi trong giờ GDÂN
Có thể nói, ở trong trường mầm non, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ.
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.
Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 3, 4 tuổi trong giờ GDÂN

+ Cá nhân múa. Trẻ đứng theo đội hình vòng tròn để vận động cùng cô + Dạy VĐTN: Nhún nhảy, lắc lư, dậm chân, đung đưa theo bài hát Ví dụ: Vận động theo nhịp bài hát “ Bé thật là ngoan” Lần 1 : hai tay chống hông, dậm chân từng bên một\ Lần 2 : hai tay chống hông, nghiêng người sang 2 bên Lần 3 : đưa tay ra trước từng bên một Cô dạy trẻ vận động theo nhịp 3. Biện pháp 3: Sửa sai trong quá trình trẻ luyện tập. Động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ. - Trong quá trình trẻ luyện tập, cô cần chú ý quan sát trẻ vận động và sửa sai cho trẻ kịp thời. Như vậy sẽ giúp trẻ có những kỹ năng vận động đúng, giúp cho tiết học đạt được kết quả cao. Thường thì trình tự sửa sai động tác từ trên xuống cuối bài. Khi sửa sai, nếu các động tác khó thì cô cần phải dùng lời kết hợp với các hình ảnh gần gũi với trẻ để giải thích cho trẻ hiểu - Mỗi một hình thức vận động theo nhạc lại có những cách sửa sai khác nhau: * Với hình thức vận động minh hoạ bài hát: Nếu trẻ thực hiện chưa đúng, cô làm mẫu lại động tác, sau đó cho trẻ thực hiện lại từ đầu bài hát theo cô hoặc thực hiện cùng tổ, nhóm. Ví dụ: Khi tôi dạy trẻ vận động minh hoạ bài hát “Múa cho mẹ xem”, trẻ múa sai ở câu “Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem”. Tôi sẽ nói: +Con nhìn kỹ cô làm mẫu lại động tác nhé ( vừa làm mẫu lại vừa kết hợp phân tích động tác ) +Bây giờ con làm lại cùng cô nhé ( cho trẻ làm theo cô) +Cô mời nhóm “ Hoa mặt trời” cùng lên biểu diễn cùng bạn nào! Cô động tác sai cho trẻ *Với hình thức vỗ tay theo phách hoặc theo nhịp: Nếu trẻ vỗ tay theo phách hoặc theo nhịp chưa đúng, cô sẽ làm mẫu chậm lại cho trẻ quan sát, sau đó cho trẻ thực hiện lại từ chậm dần rồi sau đó tăng dần tốc độ. Khi trẻ đã thực hiện đúng cô cho trẻ vừa hát vừa vỗ tay từ đầu đến cuối bài hát. Ví dụ: Khi dạy trẻ vỗ tay theo phách bài hát “ Con gà trống”, trẻ vỗ tay sai ở câu “ Gà trống gáy òóo”.Tôi sẽ nói với trẻ: +Con hãy nhìn kỹ cô vỗ tay lại nhé ( vừa làm mẫu lại vừa kết hợp phân tích động tác ) +Bây giờ con làm lại cho cô xem nào ( cho trẻ thực hiên 2-3 lần) +Bây giờ con vừa hát vừa vỗ tay nhé! Cô sửa sai cho trẻ * Với hình thức vận động tự do( nhún nhảy, lắc lư, dậm chân): Nếu trẻ chưa thực hiện đúng động tác theo nhịp bài hát, cô sẽ đứng cạnh trẻ làm động tác theo đúng nhịp. Khi trẻ thực hiện đúng cô khuyến khích trẻ để trẻ tự thể hiện động tác. Ví dụ : Khi dạy trẻ VĐTN bài “Con chuồn chuồn”, trẻ làm động tác không đúng nhịp của bài hát ở câu” Con chuồn chuồn bay trong nắng gió”. Tôi sẽ nói: +Các con cùng làm động tác theo đúng nhịp bài hát với cô nhé!( Cô làm động tác theo đúng nhịp bài hát để trẻ thực hiện theo cô). Cô sửa sai cho trẻ Trong quá trình trẻ luyện tập, ngoài sửa sai cho trẻ cô cần để ý quan sát, bao quát trẻ để kịp thời khuyến khích, giúp trẻ tập luyên thật tốt. Còn trẻ nào nhút nhát, cô cần động viện, khen ngợi trẻ để trẻ tự tin và hứng thú hơn trong quá trình tham gia vào hoạt động VĐTN. 4 Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học: Đất nước ta hiện nay đang trong giai doạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện nay các cấp học rất cần được ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy . Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học mầm non làm đa dạng hoá hình thức dạy học giúp trẻ được thay đổi không khí tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say tích cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao. Đặc biêt giúp giảm bớt đồ dùng không cần thiết, giảm bớt sức lao động của giáo viên và giảm bớt chi phí. Ví dụ: Khi dạy trẻ vỗ tay theo phách bài “ Đố bạn” của tác giả Bảo Trọng, cô cần làm những hình ảnh có các con vật sống trong rừng bằng cách tìm trên mạng một số con vật sống tròn rừng như: con voi, con hươu, con gấu để lưu trong máy vi tính. Khi tiến hành tiết học tôi cho trẻ quan sát hình ảnh trên máy vi tính, để tạo hứng thú và và giúp trẻ biết được 1 số con vật sống trong rừng. ảnh minh họa Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như vậy, tôi thấy các cháu thích thú khi được thay đổi không khí, có ý thức, say sưa và tích cực vào vận động theo nhạc. 5. Biện pháp 5: Sử dụng trò chơi âm nhạc Có thể nói trò chơi âm nhạc được sử dụng vào mọi thời điểm của hoạt động VĐTN, nó giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động. Nhưng khi sử dụng trò chơi, cô cần chú ý đảm bảo cân bằng giữa tính chất động và tĩnh của hoạt động, phù hợp với khả năng của trẻ. * Trò chơi: Tai ai tinh - Cách chơi : Cô gọi 1 trẻ lên và đội mũ chóp, gọi 1 trẻ khác đứng lên hát. Trẻ đội mũ chóp phải đoán đó là bạn nào hát - Luật chơi : Nếu đoán sai sẽ phải hát một bài Trẻ chơi trò chơi * Trò chơi : Ai nhanh nhất - Cách chơi : Cô gọi 10 trẻ lên chơi, cô chuẩn bị 8 chiếc ghế. Trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh “ Thi xem ai nhanh” trẻ phải nhanh ngồi vào ghế. - Luật chơi : Trẻ nào không ngồi được vào ghế sẽ phải nhảy lò cò Trẻ chơi trò chơi * Trò chơi : Vũ điệu măng non - Cách chơi : Khi cô mở nhạc nhanh các con sẽ lắc lư theo nhạc thật nhanh, khi cô mở nhạc chậm các con lắc lư theo nhạc chậm. Các con chú ý phải dùng đôi tay của mình lắng nghe thật kỹ nhé. - Luật chơi : Trẻ nào không làm đúng sẽ phải hát một bài Trẻ chơi trò chơi 6. Biện pháp 6: Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi * Vận động theo nhạc trong giờ đầu đón trẻ, cuối buổi trả trẻ. Vào đầu giờ đón trẻ hoặc cuối giờ trả trẻ cô có thể cho trẻ vận động theo nhạc với từng nhóm và cá nhân trẻ, cô sẽ phát huy tính độc lập hoạt động của trẻ, phát triển năng khiếu của trẻ và cô dễ dàng sửa sai cho trẻ. Cô và trẻ cùng hát *Tích hợp vận động theo nhạc vào tiết học: Theo quan điểm sư phạm của tích hợp: Tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau, mà là xâm nhập, đan xen các đối tượng hay một bộ phận của đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể trong đó không có các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển, mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ cái chỉnh thể đó được nhân lên. Tuổi mầm non là lứa tuổi “Học mà chơi, chơi mà học”do đó phải sử dụng nhiều biện pháp, thủ thuật trong giờ học để gây hứng thú và sự tập trung vốn rất ngắn của trẻ. Cũng vì thế mà giờ học mang tính tổng hợp. Vận động theo nhạc có thể tích hợp nhẹ nhàng được vào một số giờ học khác hoặc tích hợp các môn học khác vào vận động. Ví dụ: Trong giờ nhận biết tập nói “ Con cá”, khi cô dẫn dắt trẻ vào bài, cô cho trẻ hát và vận động theo bài “ Cá vàng bơi” Cô và trẻ vận động theo bài “ Cá vàng bơi” * Vận động theo nhạc trong lúc hoạt động ngoài trời: Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng có thể cho trẻ vận động theo nhạc nhằm tạo cho trẻ sự mềm dẻo, nhịp nhàng, làm thư giãn thần kinh, kích thích óc sáng tạo và giúp trẻ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh. Ví dụ: Cho trẻ quan sát và đàm thoại về con thỏ cô có thể cho trẻ đứng thành vòng tròn và vận động theo bài hát “ Trời nắng, trời mưa” Cô và trẻ cùng vận động theo bài “ Trời nắng, trời mưa” * Vận động theo nhạc trong giờ hoạt động chiều: Cô có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý muốn, trẻ hát, múa, vỗ tay theo phách (nhịp) theo bài hátcô khuyến khích cả lớp cùng tham gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn. Cô và trẻ cùng vỗ tay theo phách * Tổ chức cho trẻ trong ngày hội, ngày lễ: Vào ngày lễ hội như ngày khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam, tết trung thu, tết nguyên đánlà những ngày có hình thức tổ chức quan trọng trong việc tạo ra môi trường âm nhạc phong phú và sinh động. Ngày lễ, ngày hội có các hoạt động nghệ thuật đa dạng như hát, múa, đóng kịchtạo cho trẻ niềm phấn khởi, vui vẻ, những cảm xúc mới mẻ, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức cho trẻ. Ngày lễ, hội là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong toàn trường giao lưu, hiểu biết nhau hơn, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ nâng cao các kỹ năng hoạt động nghệ thuật. Trẻ hiểu thêm những điều mới lạ chỉ có trong ngày hội, ngày lễ, đồng thời củng cố những điều trẻ đã lĩnh hội được. Hiểu được ý nghĩa hoạt động âm nhạc trong ngày hội, ngày lễ. Hàng ngày, tôi luôn chú ý thường xuyên rèn những kỹ năng vận động theo nhạc. Khi nhà trường có kế hoạch tổ chức tôi lựa chọn các nội dung phù hợp để luyện tập, chuẩn bị trang phục cho trẻ. Khi biểu diễn tôi nhận thấy ở trẻ rất hào hứng, tự tin, có ý thức trong khi biểu diễn. Trẻ múa hát vui tết trung thu IV.KẾT QUẢ * Về phía trẻ: Sau một thời gian “ Xây dựng một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc” cho trẻ 3-4 tuổi, tôi thấy phần nào đã tác động đến trẻ. Trẻ tự tin, mạnh dạn, sáng tạo và có kỹ năng vận động đúng hơn. Dựa trên điều đó tôi đã thu được những kết quả như sau: - Nội dung một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi rất phù hợp với trẻ lớp tôi đang dạy. - Khi vận dụng một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động cho trẻ đã phát huy được tính tự tin, mạnh dạn cũng như nhanh nhẹn, sáng tạo. + Trẻ phát triển thể lực tốt + Trẻ có kỹ năng, thói quen, nề nếp hơn + Trẻ tự tin, mạnh dạn và có kỹ năng vận động đúng hơn + Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động - Phụ huynh luôn ủng hộ nhà trường để giúp các con có những ngày hội, ngày tết vui vẻ. Để chứng minh cho kết quả được rõ ràng hơn, dưới đây là kết quả so sánh về việc thực hiện một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ. Bài tập 1: Con hãy vỗ tay theo phách bài hát “ Con gà trống” của tác giả Bài tập 2: Con hãy VĐMH bài hát “ Lái ô tô” của tác giả Cô cho từng trẻ thực hiện từng bài tập và ghi lại kết quả. Sau khi tiến hành các biện pháp trên, qua khảo sát đã thu được kết qủa như sau: STT Nội dung Bài tập 1 Bài tập 2 Đ CĐ Đ CĐ Trẻ hứng thú tham gia vận động theo nhạc 23=82,1% 04=14,2% 22=78,6% 06=21,4% - Trẻ hát thuộc bài hát , thể hiện đúng giai điệu của bài hát 25=89,2% 03=10,7% 25=89,2% 05=10,7% - Trẻ có kỹ năng vận động đúng theo giai điệu của bài hát 24=85,7% 04=14,2% 23=82,1% 05=17,9% Trẻ đã có kỹ năng vận động theo nhạc đúng hơn. Qua đó đã giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn. Những kết quả trên thật sự là niềm động viên rất lớn với tôi, sẽ giúp tôi cố gắng hơn vì sự nghiệp trồng người trong những năm học tiếp theo. *Về phía phụ huynh: Các bậc phụ huynh quan tâm hơn trong việc rèn luyện cho các con tính mạnh dạn, tự tin cũng như thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ những kỹ năng cơ bản.Trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua các giờ đón, trả trẻ, các buổi họp phụ huynh, thông qua vở bé chăm ngoan. Đặc biệt cha mẹ đã quan tâm, ủng hộ các hoạt động của nhà trường: Ngày hội, ngày lễ để tạo cho các con có cơ hội thể hiện tài năng cũng như rèn luyện, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và có những kỹ năng vận động đúng hơn. * Về phía giáo viên: Khi tổ chức hoạt động VĐTN trong giờ GDÂN cho trẻ cô cần linh hoạt hơn, sáng tạo hơn giúp trẻ làm đúng vận động. Cô luôn gần gũi, quan tâm trò chuyện với trẻ để hiểu được tính cách cũng như năng khiếu của từng trẻ để có kế hoạch rèn luyện hợp lý nhất. Năng động, sáng tạo trong việc tạo môi trường học tập cho trẻ để trẻ tích cực hoạt động, phát triển óc sáng tạo, tính mạnh dạn, tự tin một cách tốt nhất. Từ những kết quả đã đạt được ở trên cho thấy việc hoạt động VĐTN cho trẻ 3-4 tuổi trong giờ GDÂN rất quan trọng vì nó đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ từ đó sẽ giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện. C.KẾT THÚC VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Âm nhạc thực sự gần gũi với trẻ thơ, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ. Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong tiết học. Qua tìm kiếm và xây dựng tôi thấy đề tài nghiên cứu đã thu được kết quả nhất định. Những vấn đề thuộc về lý luận chung và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi giúp chúng ta thấy rõ khả năng, năng lực cảm thụ của trẻ. Dựa trên các đặc điểm đó , chung ta hướng tác động phù hợp làm cho quá trình tâm lý của trẻ ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Để hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ tốt phải có một quá trình sư phạm dài bởi vì cho dù ở đâu nữa, từ thành phố đến nông thôn, miền núi hay hải đảo xa xôi. Trẻ em khi sinh ra đều như tờ giấy trắng, nó chỉ có thể trở thành con người hoàn thiện khi người lớn hướng tác động vào nó một cách toàn diện. Người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới âm nhạc, tắm mình trong thế giới đó để rồi từ đó trẻ có những hiểu biết nhất định về âm nhạc. Xuất phát từ quan điểm đổi mới giáo dục âm nhạc, cô giáo khuyến khích trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập, không áp đặt , gò bó trẻ. Tiết học tổ chức sao cho nhiều trẻ được tham gia. Cô giáo là người sáng tác đem âm nhạc đến cho trẻ. Nếu làm tốt những điều trên đây, chúng tôi tin rằng năng lực cảm thụ nghệ thuật âm nhạc cụ thể là khả năng vận động theo nhạc của trẻ thông qua tiết dạy cho trẻ sẽ khá hơn. Trẻ hiểu thế giới xung quanh thông qua các hình tượng âm nhạc, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ cũng càng trở nên phong phú. Trẻ biết rung động trước cái đẹp , yêu cái đẹp để rồi từ đó tạo ra cai đẹp. Như vậy, chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. II. Các khuyến nghị và đề xuất Trong thời gian xây dựng và thực hiện nội dung “ Tổ chức vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi tôi đã nhận được chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường cũng như các đồng chí trong tổ chuyên môn . Các đồng chí đã giúp đỡ tôi và giải đáp những khó khăn, những điều tôi còn thắc mắc trong quá trình tôi thực hiện. Để làm tốt hơn nữa, kính mong các cấp lãnh đạo , phòng giáo dục mở hội thi giáo viên dạy giỏi môn âm nhạc để giáo viên có nhiều cơ hội học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân.Cũng như ban giám hiệu nhà trường tổ chức học tập nâng cao kiến thức âm nhạc cho giáo viên, tạo điều kiện cho chị em giáo viên được dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và trang bị thêm một số đồ dùng, trang thiết bị để chương trình “Tổ chức vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong giờ GD” được tốt hơn và tiếp tục thực hiện trong năm học tới. Do đề tài được áp dụng trong phạm vi hẹp ở một nhóm trẻ, vì thế một số kinh nghiệm tôi đưa ra còn có nhiều thiếu sót. Qua đây tôi rất mong được cán bộ chuyên môn phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường và bạn đồng nghiệp đọc, góp ý, xây dựng bổ sung thêm để giúp tôi có kinh nghiệm tốt hơn để áp dụng trong quá trình làm việc của bản thân, đặc biệt sẽ nâng cao được chất lượng của giờ VĐTN cho trẻ giúp trẻ có những kỹ năng vận động đúng hơn. Trên đây là “Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong giờ GDÂN”. Tôi rất mong các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn !
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_van.doc