Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3, 4 tuổi cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động tại lớp học mầm non

Âm nhạc là một môn nghệ thuật âm thanh dùng giai điệu, tiết tấu để diễn tả tình cảm, cảm xúc của con người và chắc hẳn chúng ta ai cũng đều hiểu rất rõ tác dụng và vai trò của âm nhạc đối với cuộc sống, đặc biệt là cảm thụ âm nhạc đối với trẻ nhỏ. Ngay từ khi còn trong bào thai, các nhà khoa học đã khuyên các bà mẹnên cho trẻ nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, những khúc nhạc giao hưởng du dương, những giai điệu Ba rốc (baroque) sâu lắng, lãng mạn… Thông qua hoạt động này giúp cho trẻ tưởng tượng ra thế giới xung quanh đầy màu sắc. Trẻ có thểmô tả các hình tượng thông qua các động tác hình thể, qua điệu bộ cử chỉ, hay biểu cảm trên khuôn mặt của mình. Qua đó trẻ sẽ thỏa sức sáng tạo các giai điệu để nói lên những cảm xúc của bản thân. Điều đó sẽ kích thích trí sáng tạo của trẻ một cách toàn diện

Khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi lên 3 là lúc trẻ bước vào một thế giới rộng lớn với hàng vạn câu hỏi “Vì sao?”, trẻ luôn muốn tìm hiểu, khám phá tất cả mọi thứ xung quanh mình. Lúc này, các nét tính cách của trẻ bắt đầu hình thành và nếu được định hướng tốt thì trẻ sẽ lớn lên với một nhân cách tốt Ở mỗi đứa trẻ khác nhau sẽ có những loại trí thôngminh khác nhau, Âm nhạc có thể tác động và kích thích cho các loại trí thông minh ấy phát triển đồng đều. Trẻ được nghe nhạc từ sớm sẽ giúp hoạt bát, thông minh và sáng tạo hơn, tư duy nhạy bén và có một đời sống nội tâm phong phú hơn.

docx 24 trang SKKN Âm Nhạc 30/03/2025 370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3, 4 tuổi cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động tại lớp học mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3, 4 tuổi cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động tại lớp học mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3, 4 tuổi cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động tại lớp học mầm non
i cùng cô
Cách chơi: Giáo viên đánh đàn và xướng âm (Ví dụ Là la lá; Mì mi mi mi mì) và tập cho trẻ xướng âm lại cùng cô. Khi trẻ đã thành thạo, cô đổi các các câu xướng âm dài hơn, nhiều nốt hơn.
Trò chơi: Nhịp điệu và vận động
Chuẩn bị: Các bản nhạc không lời
Mô tả: Trò chơi này tập trung vào việc vận động theo nhịp điệu âm nhạc.
Cách chơi: Bật nhạc nền nhẹ nhàng và hướng dẫn trẻ nhảy, vỗ tay, hoặc di chuyển theo nhịp điệu âm nhạc. Trẻ có thể sử dụng toàn bộ cơ thể để thể hiện nhịp điệu và giai điệu. Khi âm nhạc thay đổi, trẻ phải thay đổi cách vận động của mình theo nhịp điệu mới.
Trò chơi: Nhóm nhạc tự chế
Mô tả: Trò chơi này khuyến khích sự sáng tạo và cộng tác nhóm trong việc tạo ra âm nhạc.
Cách chơi: Chia trẻ thành các nhóm nhỏ và cung cấp cho mỗi nhóm các nhạc cụ đơn giản như trống đơn, chiêng, chuông, v.v. Hướng dẫn trẻ tạo ra các giai điệu và âm thanh riêng, sau đó yêu cầu các nhóm kết hợp âm thanh của mình lại thành một bản nhạc nhỏ. Trẻ có thể thay đổi nhịp điệu và thời gian của âm thanh để tạo ra hiệu ứng âm nhạc độc đáo.
Trò chơi: Đoán âm nhạc
Mô tả: Trò chơi này thúc đẩy khả năng nhận biết và phản ứng của trẻ với âm nhạc. Cách chơi: Chơi một đoạn nhạc ngắn từ một bài hát nổi tiếng hoặc quen thuộc.
Yêu cầu trẻ đoán tên bài hát hoặc tạo ra một biểu cảm hợp lý cho giai điệu. Trẻ có thể sử dụng cả cơ thể và giọng nói để biểu diễn cảm xúc và ý nghĩa của bài hát.
Trò chơi: Săn lùng âm thanh
Mô tả: Trò chơi này khuyến khích trẻ khám phá âm thanh xung quanh và tăng cường khả năng nghe tinh ý.
Cách chơi: Đưa trẻ ra ngoài hoặc trong phòng học và yêu cầu trẻ tìm và nghe các âm thanh khác nhau. Có thể là âm thanh tự nhiên như chim hót, nước chảy, hoặc âm thanh nhân tạo như tiếng chuông, tiếng xe, v.v. Trẻ cần lắng nghe và cố gắng nhận biết các âm thanh này. Sau đó, họ có thể chia sẻ và thảo luận về những âm thanh mà họ nghe được.
Trò chơi: Cuộc đua nhạc cụ
Chuẩn bị một số nhạc cụ đơn giản như trống đơn, còi, chuông, 
Mô tả: Trò chơi này kích thích khả năng cảm nhận âm thanh và kỹ năng vận động của trẻ.
Cách chơi: Chia trẻ thành các nhóm và đặt các nhạc cụ trên một đầu đường đua. Khi có tín hiệu, trẻ sẽ chạy đến nhạc cụ, tạo ra một âm thanh và chạy trở lại đường đua để nhường chỗ cho đồng đội tiếp theo. Trò chơi này khuyến khích trẻ tương tác với nhạc cụ và cảm nhận được âm thanh mà mình tạo ra.
Với các trò chơi âm nhạc kể trên, mỗi lần tổ chức là 1 lần thay đổi thình thức bằng cách đổi các nhạc cụ, các cách hướng dẫn chơi khác nhau tạo cho trẻ hứng thú khi tham gia đồng thời thông qua các trò chơi âm nhạc, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ nhạy bén hơn, giúp trẻ phản xạ ngôn ngữ nhanh hơn đồng thời tăng cường khả năng ghi nhớ tên và lời bài hát, hát đúng giai điệu bài hát theo các cách khác nhau.
Giải pháp 3: Tăng cường các nội dung cảm thụ âm nhạc trong hoạt động học và các hoạt động khác.
Có rất nhiều hoạt động giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tích cực và hiệu quả như: Dạy hát cho trẻ các bài hát về thiếu nhi; Dạy trẻ biết cảm thụ âm nhạc thông qua nhiều động tác hình thể; Tổ chức các trò chơi về âm nhạc và có thưởng; Cho trẻ nghe nhạc nhiều hơn; Cho trẻ tiếp cận với âm nhạc mọi lúc mọi nơi Song việc đầu tiên phải kể đến là việc lựa chọn các nội dung hoạt động giáo dục âm nhạc có xen kẽ các thể loại khác nhau phù hợp độ tuổi, thay đổi các bài hát ngoài chương trình nhưng vẫn đảm bảo phù hợp độ tuổi. Chính vì vậy, tôi đã xây dựng chương trình giáo dục âm nhạc đổi mới các nội dung đồng thời lồng ghép giáo dục âm nhạc trong các hoạt động khác nhau trong ngày. Cụ thể:
Thời gian
HĐH
Hoạt động khác

Tháng 9/2022

Tuần 1

Giờ đón - trả trẻ: Nghe tiếng chim hót
HĐNT: Đàn nước
Giờ HĐG: Nghe nhạc không lời về trường mầm non; gõ âm thanh trên bát, cốc nước
HĐC: Nghe và tập hát “Cháu đi mẫu giáo”
Tuần 2

VD: Nghe âm thanh từ sáo; đàn bầu; trống;
kèn.; kèn lá; âm thanh từ kèn giấy
Tuần 3

Ví dụ: Nghe âm thanh từ thiên nhiên (tiếng gió, tiếng
sóng biển, chim hót
Tuần 4

VD: Dạy xướng âm theo nốt đồ
Với một chương trình cụ thể, nội dung đa dạng về thể loại, rất nhiều bài hát, thể loại âm nhạc, trò chơi được tôi tổ chức hàng ngày, tuần, tháng xuyên suốt trong năm. Mỗi hoạt động âm nhạc được chú trọng đến cảm xúc và yếu tố cảm thụ âm nhạc của từng trẻ, mỗi hoạt động kế tiếp tôi đều có sự điều chỉnh cho phù hợp năng lực của trẻ. Tôi quan tâm hơn đến những trẻ còn nhút nhát, chậm nói, ít tham gia hoạt động cùng các bạn bằng cách tôi làm bạn cùng trẻ, chơi cùng, hát cùng để trẻ dần tự tin tham gia cùng hoạt động của lớp. Đặc biệt bản thân tôi cũng tự tìm tòi và học cách sử dụng những nhạc cụ đơn giản để trình diễn cho trẻ
xem tại lớp, hướng dẫn trẻ cùng cô sử dụng nhạc cụ đó. Điều đó giúp tôi và trẻ luôn gần gũi, trẻ luôn vui vẻ hào hứng trong mỗi hoạt động ậm nhạc tại lớp hoặc hoạt động ngoại khóa tại trường.
Giải pháp 4: Duy trì cách nghe nhạc khách quan, mọi lúc mọi nơi nhằm giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tự nhiên, hào hứng.
Khả năng cảm thụ âm nhạc ở mỗi trẻ là sẵn có, song duy trì để trẻ từ nghe nhạc thụ động chuyển sang nghe nhạc một cách khách quan mà vẫn có cảm xúc thì điều đó phụ thuộc ở chính giáo viên. Không phải cứ bật nhạc lên là trẻ sẽ nghe. Muốn tạo và duy trì cho trẻ cách nghe nhạc, cảm thụ âm nhạc 1 cách khách quan thì giáo viên cần luôn luôn đổi mới nội dung và hình thức cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Đơn giản, có thể là câu chào ngày mới vui vẻ, cô bật nhạc lên và nắm tay trẻ cùng nhún nhảy hoặc có thể là một bài hát những cô và 1 trẻ cùng hát, nhún nhảy để các trẻ khác làm theo.
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn. Tôi đã trang trí tại cửa lớp góc “Mình cùng chào nhau” với các hình ảnh: nốt nhạc, trái tim, bắt tay, ... khi đến lớp trẻ sẽ đập tay vào hình ảnh mà mình thích sau đó dùng các hành động cơ thể tương ứng như: nhún nhẩy, ôm cô, bắt tay, cheer,...
Giờ thể dục sáng: Cô tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường bởi âm nhạc góp phần tác động rất lớn đến trẻ. Vì vậy, tôi đã đưa các bài hát vào trong thể dục sáng. Ví dụ ở tháng 9 có bài hát : Cô và mẹ, ngày vui của bé, trường của chúng cháu đây là trường mầm non, Vườn trường mùa thu; Tháng 10: Khuôn mặt cười, cái mũi, 
Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ học hát. Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ khi đến trường: “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn chăm từng bữa ăn giấc ngủ : “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện,.
Trước giờ ngủ, tôi luôn cho trẻ nghe các bản nhạc không lời khác nhau để tạo không gian yên tĩnh, êm ái giúp trẻ dễ ngũ và ngủ sâu giấc.
Không những vậy, cô có thể hát vu vơ 1 câu hát nào đó, sau đó gắn tên trẻ vào (Phúc lên ba, Phúc đi mẫu giáo) hoặc sử dụng các bài hát quen thuộc nhưng thay đổi lời bài hát để tạo không khí vui vẻ, hào hứng cho trẻ tại lớp. Hay hai giáo viên cùng hát múa ngẫu nhiên cho trẻ xem. Một điểm mới tôi đã duy trì thực hiện tại lớp đó là cho trẻ nghe 1 bản nhạc vào lúc 15h45 trước giờ trả trẻ. Sau đó cô và trẻ cùng nói về cảm xúc của con sau 1 ngày vui chơi học tập tại lớp. Với cách làm này, tôi đã duy trì cho trẻ thói quen nghe nhạc, tập hát, xướng âm mỗi ngày. Điều đó làm tăng đáng kể khả năng cảm thụ âm nhạc cho mỗi trẻ. Từ đó trẻ luôn vui vẻ, tự tin và đặc biệt phản ứng rất nhạy bén với âm thanh và thể hiện cảm xúc tích cực, trẻ hay hát, biết thể hiện các động tác đơn giản thậm chí soi trước gương để múa hát.
Giải pháp 5: Phối kết hợp phụ huynh cùng bé tạo không gian cảm thụ âm nhạc tại nhà và mọi lúc mọi nơi.
Giải pháp phối kết hợp phụ huynh cùng bé để tạo không gian cảm thụ âm nhạc tại nhà là một cách tuyệt vời để trẻ tiếp tục khám phá và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
Chơi nhạc cùng nhau: Chọn các bài hát yêu thích của bé hoặc nhạc cụ đơn giản như chuông, trống, chiêng để chơi cùng bé. Khích lệ bé tham gia vào việc tạo ra âm thanh và tận hưởng quá trình tương tác âm nhạc cùng bạn.
Hát và nhảy cùng nhau: Hát các bài hát yêu thích cùng bé và khuyến khích bé tham gia vào việc nhảy theo nhịp điệu. Bố mẹ có thể chọn các bài hát có động
tác kèm theo để bé có thể vận động và thể hiện cảm xúc thông qua âm nhạc và chuyển động.
Tạo ra các hoạt động sáng tạo: Giáo viên khuyến khích phụ huynh sử dụng vật liệu tự nhiên hoặc các đồ dùng hàng ngày trong nhà để tạo ra nhạc cụ tự chế như tạo ra nhạc cụ từ ống giấy, hộp nhựa và cho hạt gạo, đậu, đỗ, sỏi  vào bên trong và hướng dẫn bé sử dụng các nhạc cụ này để tạo ra âm thanh và khám phá âm nhạc.
Tạo không gian nghe nhạc: giáo viên hướng phụ huynh hãy tạo cho bé một khu vực riêng để nghe nhạc. Tạo một góc nhạc cụ đơn giản với các nhạc cụ như trống, chiêng, chuông, v.v. để bé có thể tự do tận hưởng âm nhạc và thể hiện cảm xúc thông qua việc chơi nhạc cụ.
Tổ chức buổi hát vài giai điệu: Chọn một bài hát đơn giản và hát cùng bé. Hướng dẫn bé lắng nghe và cố gắng bắt chước các giai điệu và lời hát. Điều này giúp bé nắm bắt và phát triển khả năng ngôn ngữ âm nhạc của mình.
Tạo ra một bản nhạc gia đình: Hướng dẫn phụ huynh thử tạo ra một bản nhạc gia đình bằng cách sử dụng các nhạc cụ đơn giản như sáo, chuông, trống đơn. Mỗi thành viên trong gia đình có thể đóng góp một phần nhạc và cùng nhau tạo ra một bản nhạc ngắn.
Thực hiện các hoạt động thính giác: Hướng dẫn bé lắng nghe các âm thanh xung quanh, ví dụ như tiếng chim hót, tiếng nước chảy, tiếng gió thổi.
Khám phá các dự án âm nhạc sáng tạo: Hãy khuyến khích bé tham gia vào các dự án sáng tạo liên quan đến âm nhạc như tạo ra một bộ nhạc cụ tự chế, thu âm giọng hát hoặc tạo lời bài hát. Điều này giúp bé phát triển sự sáng tạo và tìm hiểu thêm về quy trình sản xuất âm nhạc.
Ghi âm và lắng nghe lại: bố mẹ giúp bé ghi âm những bản nhạc, giai điệu hoặc tiếng hát của trẻ. Sau đó, cùng nhau lắng nghe lại và thảo luận về cách mà âm thanh được ghi lại và nhận xét về sự tiến bộ trong kỹ năng âm nhạc của bé.
Việc phối kết hợp phụ huynh cùng bé để tạo không gian cảm thụ âm nhạc tại nhà mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển âm nhạc của bé. Nó không chỉ tạo ra một môi trường thoải mái và sẽ giúp trẻ yêu thích với âm nhạc.
Ngày nay, với các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại dễ dàng giúp trẻ và phụ huynh cảm thụ âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi với các nội dung phong phú đa dạng. Từ yếu tố đó, ngay từ đầu năm tôi đã chia sẻ với các bậc phụ huynh về công tác phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên lớp. Với những trẻ bộc lộ năng khiếu
hát múa, tôi trao đổi để phụ huynh tạo điều kiện cho con tham gia các lớp năng khiếu âm nhạc nhằm phát triển điểm mạnh của trẻ. Đồng thời chia sẻ với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc để phụ huynh có các cách khác nhau giúp trẻ cảm thụ âm nhạc tại nhà như cho trẻ hoạc hát múa trên các chương trình Nhảy cùng BIBI; xem và tập các video hát múa phù hợp độ tuổi. Khuyến khích phụ huynh cùng bé nghe truyện kể đêm khuya, Chúc bé ngủ ngon, nghe hát ru. Trước giờ ngủ để trẻ có cảm xúc vui vẻ, tâm trạng nhẹ nhàng trước giờ ngủ.
Không những vậy, tôi luôn khuyến khích phụ huynh quay các video ngắn trẻ biểu diễn hát múa tại nhà để cô và các bạn cùng xem, khích lệ trẻ.
Khen thưởng, động viên trẻ là điều mà bố me trẻ cần thường xuyên làm để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Từ đó nâng cao cảm thụ âm nhạc cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ yêu thích nghệ thuật, luôn vui vẻ hoạt bát với những người xung quanh.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết quả đạt được
Với “Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động tại lớp học mầm non”, thời gian thực hiện từ đầu năm đến cuối tháng 3/2023, tôi nhận thấy hiệu quả rõ rệt từ các hoạt động âm nhạc cũng như khả năng cảm thụ âm nhạc của các trẻ. Cụ thể:
KẾT QUẢ BẢNG KHẢO SÁT
TT

Nội dung

TS
trẻ
Đầu năm
Cuối năm
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%

1
Trẻ biết hát và hát
thuộc	các	bài	hát ngắn, đơn giản.

8

1

8.9

7

1.1

5

5.8

3

4.2

2
Biết thể hiện cảm xúc khi nghe hát (hát theo, đung đưa, nhún
nhảy)

8

0

6.3

8

3.7

0

8.9


1.1
3
Lắng nghe trọn vẹn
1 bài hát

8

0

6.3

8

3.7

0

8.9


1.1

4
Tập trung chú ý khi nghe thấy âm thanh ở các nơi, hoạt động
khác nhau.

8

0

6.3

8

3.7

8

3.7

0

6.3

5
Biết sử dụng nhạc cụ đơn giản để gõ, đập theo tiết tấu đơn giản
(theo nhịp, phách)

8


3.2

3

6.8

6

8.4

2

1.6

6
Biết phối kết hợp tai nghe và thể hiện vận động minh họa đơn
giản theo bài hát.

8


3.2

3

6.8

6

8.4

2

1.6
Kết luận
Với đề tài “Một số Giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động tại lớp học mầm non” cho thấy, dù khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ đang được rèn luyện hàng ngày và có chuyển biến tích cực song với việc cải tiến đồng bộ chương trình giáo dục các độ tuổi đặc biệt trú trọng hoạt động giáo dục âm nhạc sẽ là tiền đề giúp trẻ cảm thụ âm nhạc tốt, yêu thích nghệ thuật và cuộc sống. Qua thời gian thực hiện, tôi nhận thấy một số kết quả sau:
Đối với giáo viên:
Phát huy tính tự học, sáng tạo khi tìm hiểu và triển khai các hoạt động giúp
trẻ cảm thụ âm nhạch hiệu quả và tích cực.
Xây dựng và tổ chức được nhiều hoạt động đổi mới sáng tạo trong tổ chức các hoạt động âm nhạc tại lớp.
Nâng cao khả năng nghệ thuật âm nhạc của bản thân
Đối với phụ huynh và trẻ:
Từ việc ngại tham gia thì đã tích cực cùng trẻ tham gia.
Trẻ tự tin, hào hứng, thích thú khi tham gia các hoạt động âm nhạc tại lớp
Nhiều phụ huynh sáng tạo linh hoạt hơn khi cho trẻ chơi - học âm nhạc, biểu diễn tại nhà.
Phụ huynh tích cực tham gia các hoạt động của lớp, gửi kết quả của trẻ ảnh, video trẻ chơi học tại nhà qua zalo, padlet nhóm lớp
Kiến nghị và đề xuất:
- Được tham gia nhiều các buổi tập huấn về các phương pháp giáo dục âm nhạc hiện đại, ứng dụng thực tế; tham quan trường quốc tế để giúp giáo viên nắm bắt tiếp cận những vấn đề đồi mới trong âm nhạc, từ đó triển khai thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả hơn.
Đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động tại lớp học mầm non” mà tôi đã nghiên cứu và triển khai, áp dụng thực hiện trong năm học 2022 - 2023 đã được áp dụng tại lớp MGB C3 do mình phụ trách và đạt hiệu quả khá tốt. Do thời gian còn ít, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày một hiệu quả hơn.
Trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hiệu trưởng
Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2023 Tôi xin cam đoan SKKN trên là do tôi tự viết, không sao
Tôi xin xác nhận về việc vận dụng có hiệu quả các giải pháp trên tại lớp mẫu giáo bé C3
Trường MN Phú Minh
Nguyễn Thị Minh Tâm
chép nội dung của người khác.
Người viết
Nguyễn Thị Thu Hương

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_tre_3_4_tuoi_cam.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3, 4 tuổi cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động tạ.pdf