Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh trường Tiểu học
Cấp tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Là bậc học; là nền tảng có nhiệm vụ xây dựng toàn diện nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông, đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong tất cả các môn học ở bậc học tiểu học, môn Âm nhạc là phân môn nghệ thuật được giảng dạy ngay từ bậc tiểu học nhằm giúp học sinh có năng lực cảm thụ âm nhạc. Môn Âm nhạc bậc tiểu học ngày nay cũng được đánh giá ngang tầm với các môn khác để các em được phát triển nhân cách một cách toàn diện. Với trẻ em thì Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần.Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Bằng ngôn ngữ đặc thù của mình như: Giai điệu, nhịp điệu, tính chất chặt chẽ về tiết tấu, sự hài hoà về âm thanh giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết phong phú thêm về kinh nghiệm sống, mang lại cảm giác xúc động về thẩm mỹ mới mẻ, mạnh mẽ. giúp cho việc phát triển trí tuệ óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cho trẻ em. Việc triển khai môn học Âm nhạc ở trường Tiểu học có ý nghĩa nhân văn rất lớn, phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em. Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về Âm nhạc, tất cả những cái đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở nhà trường có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động của trẻ em.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh trường Tiểu học

bài hát ở trường ở lớp về nhà các em tự tập hát kết hợp các động tác phụ hoạ cho bài hát và tập biểu diễn các bài hát. Bên cạnh những giải pháp trên tôi còn đưa ra một số biện pháp khả thi nhằm giúp học sinh yêu thích và học tốt môn Âm nhạc, phát hiện và bồi dưỡng những em có năng khiếu để các em phát huy khả năng năng lực của bản thân như sau: Với kinh nghiệm 23 năm công tác của mình, và với mấy năm thực hiện dạy và học theo phương pháp mới trong chương trình thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc của Bộ giáo dục và đào tạo đã được Phòng giáo dục huyện Yên Thế tập huấn hướng dẫn. Tôi đã áp dụng triệt để phương pháp mới trong quá trình giảng dạy. Kết quả áp dụng đạt được rất khả quan, luôn tạo được hứng thú và yêu thích cho học sinh trong giờ học. Hoạt động học tập của học sinh Những hoạt động học tập của học sinh và đặc điểm của chúng: Hoạt động học tập nhằm thu nhận thông tin Hoạt động học tập nhằm củng cố thông tin và phát huy tư duy sáng tạo Nghe giáo viên giảng bài. Đọc sách giáo khoa, tài liệu. Quan sát tranh ảnh, đồ dùng dạy học. Xem băng đĩa. Trả lời câu hỏi của giáo viên, của bạn học. Đặt câu hỏi cho giáo viên và bạn học. Làm bài tập, thực hành sáng tạo. Viết lời mới cho bài Tập đọc nhạc Vẽ tranh. Tham gia trò chơi. Trình diễn. Tưởng tượng. Như vậy, để phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, giáo viên cần tổ chức cho các em được đặt câu hỏi, trả lời, viết lời mới vẽ tranh, làm bài tập, thảo luận, thực hành, hoạt động, trò chơi, qua đó hình thành nhiều ý tưởng và hoạt động mới mẻ. Đương nhiên, mọi hoạt động học tập của học sinh đều do giáo viên tổ chức, yêu cầu hoặc hướng dẫn thực hiện. Với môn Âm nhạc, các hoạt động sau sẽ giúp các em từng bước phát triển năng lực sáng tạo. Sáng tạo động tác nhảy múa: giáo viên nên bắt đầu từ việc khuyến khích học sinh thể hiện những động tác phản ứng tự nhiên khi nghe nhạc (đung đưa, lắc lư, nhún nhảy, gõ nhịp), tiếp đến là học sinh lựa chọn động tác múa (do giáo viên gợi ý) phù hợp với tính chất bài hát, cuối cùng là các em tự sáng tạo động tác nhảy múa. Viết lời mới cho bài hát hoặc bài Tập đọc nhạc: là hoạt động có thể áp dụng cho học sinh từ lớp 3 trở lên, giáo viên nên bắt đầu hướng dẫn các em (cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ) tập viết lời cho một câu hát ngắn rồi đến câu hát dài hơn. Việc này gồm các bước: giúp học sinh nắm vững giai điệu bản nhạc, hướng dẫn các em chọn chủ đề, chọn từ có với dấu thanh (huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, không dấu) phù hợp với giai điệu. Tuỳ thời gian và năng lực của học sinh, giáo viên nên hướng dẫn các em viết lời cho bài dân ca hoặc bài hát nước ngoài. Hạn chế viết lời cho bài hát thiếu nhi, vì phần âm nhạc và lời ca của chúng đã rất hoà quyện. Dàn dựng và trình bày bài hát: với học sinh từ lớp 4 trở lên, giáo viên nên dành cho các em nhiều sự tự do hơn khi lựa chọn hình thức trình bày (đơn ca, song ca, tốp ca), lựa chọn cách hát (hát nối tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát bè, hát đuổi), lựa chọn cách gõ đệm và sáng tạo động tác nhảy múa minh họa cho bài hát. Bên cạnh đó, cũng nên khuyến khích học sinh thể hiện sự tìm tòi trong cách nhắc lại đoạn nhạc, câu nhạc, sáng tạo trong cách mở đầu và kết thúc bài hát. Hát kết hợp vỗ tay theo cặp đôi: hai học sinh đứng đối diện, vừa hát vừa sáng tạo động tác vỗ tay sao cho phù hợp với nhịp điệu và nội dung của bài hát. Hoạt động này nâng cao sự hợp tác và năng lực sáng tạo của học sinh, các em có thể nghĩ ra nhiều cách vỗ tay rất độc đáo và hấp dẫn. Thậm chí ở mỗi câu hát, các em lại áp dụng từng kiểu vỗ tay khác nhau. Một ví dụ về cách vỗ tay theo nhịp với bài: Chúc mừng (lớp 4), 2 em vừa hát vừa vỗ tay theo cách sau: (Bộ gõ cơ thể). + Câu hát thứ nhất: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2, 3 vỗ nhẹ lòng bàn tay của mình vào tay bạn. + Câu hát thứ hai: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2 vỗ nhẹ lòng bàn tay của mình vào tay bạn, phách 3 vỗ nhẹ lưng bàn tay của mình vào tay bạn. + Câu hát thứ ba: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2, 3 vỗ nhẹ lòng bàn tay phải của mình vào tay bạn. Lần tiếp theo, thực hiện với tay trái. + Câu hát thứ tư: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2 vỗ nhẹ lòng bàn tay phải của mình vào tay bạn, phách 3 vỗ nhẹ lưng bàn tay phải của mình vào tay bạn. Lần tiếp theo, thực hiện với tay trái. + Câu hát thứ 5 và 6: phách 1hai em vỗ tay vào nhau phách 2 và 3 vỗ tay lên vai củ mình. Vẽ tranh minh họa: Khi học hát, nghe nhạc hoặc nghe câu chuyện âm nhạc, giáo viên nên động viên học sinh vẽ tranh để diễn tả cảm nhận của mình. Hoạt động này phát huy trí tưởng tượng phong phú và năng lực mĩ thuật của các em. Học sinh có nhu cầu vẽ những bức tranh thể hiện sở thích của mình như các nhân vật yêu thích, minh họa câu chuyện cổ tích, các loài vật, cảnh thiên nhiên Học sinh Tiểu học rất thích vẽ minh họa còn học sinh Trung học cơ sở thường chỉ minh họa những hình ảnh gì cần phải minh họa. Muốn vẽ tranh minh họa, giáo viên cần nhắc học sinh chú ý tới những hình ảnh, tình tiết in đậm nét trong trí tưởng tượng của mình. Các em có thể vẽ bằng bút chì, bút mực, bằng một hoặc nhiều màu, có thể vẽ phác thảo hoặc vẽ chi tiết. Với các bức vẽ của học sinh, giáo viên không nên đánh giá về kĩ thuật vẽ mà nên tập trung nhận xét về trí tưởng tượng, sự sáng tạo và cảm xúc của các em với tác phẩm. Kết quả thực hiện: Bằng sự nhiệt tình, tận tâm của bản thân tôi cùng với sự cố gắng nỗ lực của học sinh. Qua một thời gian rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh tôi thấy các em có rất nhiều tiến bộ trong việc nêu cảm nhận của mình về bài hát, tác phẩm, mạnh dạn nhận xét các bạn trong lớp biểu diễn, từ đó các em tự sửa cho mình hát đúng giai điệu lời ca, mạnh dạn biểu diễn các bài hát, biểu diễn tự nhiên kết hợp với các động tác phụ hoạ. Học sinh tỏ ra rất thích học, rất say mê môn học. Không khí diễn ra sôi nổi, thoải mái kích thích được lòng say mê âm nhạc của học sinh. Học sinh chủ động tiếp thu một cách dễ dàng. Với những cố gắng trên tôi đã thực hiện khá thành công và đã phát huy được tính tích cực học tập của học sinh thông qua đợt khảo sát cuối cùng thời gian: Tháng 5/2024. So sánh đối chứng: Trước khi áp dụng Lớp học trầm Học tập chậm chạp, ít phát biểu ý kiến. Chưa thể hiện được tính chất, tình cảm bài hát. Chưa biết nêu cảm nhận của mình về bài hát. Chưa mạnh dạn trong nhận xét các bạn biểu diễn bài hát. Số lượng học sinh rụt rè, nhút nhát khi biểu diễn còn nhiều. Sau khi áp dụng Lớp học sôi nổi, tích cực. Học tập nhanh nhẹn, hăng hái phát biểu ý kiến. Thể hiện được tình cảm sắc thái của bài hát. Biết nêu cảm nhận của mình về bài hát, tác phẩm âm nhạc. Mạnh dạn nhận xét các bạn trong lớp biểu diễn bài hát. Số lượng học sinh mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn tăng lên nhiều. Để có một tiết dạy độc đáo và sáng tạo, giáo viên cần thực hiện theo ba bước. Thứ nhất là nắm vững nội dung và tìm các ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Thứ hai và chuẩn bị phương tiện cho phù hợp với ý tưởng đó. Thứ ba là thực hiện tiết dạy độc đáo, sáng tạo. Không thể có một tiết dạy xuất sắc nếu giáo viên bỏ đi một trong các bước trên. Hiệu quả của sáng kiến Trong những năm học vừa qua, tôi đã áp dụng triệt để phương pháp mới trong giảng dạy môn âm nhạc, tôi nhận thấy rằng, việc tạo cho học sinh một không khí vui tươi trong tiết học âm nhạc là điều vô cùng quan trọng. Giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm Học vui- Vui học. Để học sinh đến với tiết học một cách nhẹ nhàng và thoải mái, giáo viên phải luôn năng động và sáng tạo trong hình thức tổ chức tiết học. Với kinh nghiệm trong 23 năm giảng dạy của mình, tôi nhận thấy: Trước đây học sinh ngại hát, ngại thể hiện, thậm chí có em không chịu hát thì nay các em đón nhận môn âm nhạc một cách thích thú. Vì môn học này đem đến cho các em sự thoải mái về tinh thần, và có hưng phấn để nhẹ nhàng tiếp nhận thông tin của những môn học khác. Với khả năng của bản thân và vốn kiến thức mà tôi có được, tôi đã cùng với học sinh của mình thực hiện môn học một cách có hiệu quả. Trong giảng dạy, tôi chú trọng uốn nắn các em kĩ năng hát và đọc nhạc sao cho chuẩn xác. Bên cạnh đó tôi chọn ra những em có năng khiếu ca hát và khả năng biểu diễn để tập luyện những tiết mục đặc sắc để tham gia văn nghệ trong trường và các chương trình giao lưu, Hội thi do ngành tổ chức. Tất cả đều đạt kết quả cao, chất lượng tốt. Cụ thể từ năm học 2019- 2020 đến nay, kết quả học tập môn âm nhạc của các em học sinh trường tiểu học Tam Tiến chúng tôi có rất nhiều thay đổi. Kết quả là 100% các em đạt hoàn thành trở lên. - Ngoài kết quả trong giảng dạy mà tôi đã đạt được, tôi cảm thấy rất vui và tự hào vì qua giảng dạy tôi đã phát hiện và bồi dưỡng rèn luyện được những em có năng khiếu để không chỉ biểu diễn tốt các chương trình văn nghệ trong nhà trường mà còn tham gia trong các cuộc giao lưu và các Hội thi như Hội thi: Giai điệu tuổi hồng, Tuyên truyền măng non, Giao lưu Tiếng anh, các chương trình chào mừng các ngày lễ lớn do xã, trường tổ chức như chào mừng khai giảng, 20/11, 22/12 Với những gì mà tôi đã thử trải nghiệm qua công tác giảng dạy tôi nhận thấy rằng là: Người giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc là người giúp các em có tâm hồn, có được cảm nhận được âm thanh, hơi thở của cuộc sống thông qua các tác phẩm âm nhạc. Cuộc sống sẽ khô cứng và tẻ nhạt nếu thiếu âm nhạc. Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Giáo dục âm nhạc cũng như các nội dung khác, ngày càng được hoàn thiện và từng bước đổi mới. Trong quá trình thực hiện muốn có kết quả tốt cũng cần đến sự góp ý giúp đỡ của đồng nghiệp, và cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh. Cũng qua thời gian công tác, tôi rút ra được bài học cho bản thân là: Là một giáo viên dạy môn Âm nhạc, tôi luôn tự trau dồi kiến thức chuyên môn cho mình, không ngừng học hỏi đồng nghiệp và biết lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, luôn tự chủ động bồi dưỡng và giúp đỡ các em phát hiện và phát triển theo khả năng của bản thân. Trong bài viết này, tôi đã nêu lên sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy. Với khả năng và năng lực của bản thân, tôi luôn cố gắng hết mình với một mong muốn đóng góp cho nền giáo dục của Huyện nhà .Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban giám hiệu nhà trường , các đồng nghệp đã không ngừng tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt công việc giảng dạy . Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí chỉ đạo chuyên môn nhà trường và Phòng giáo dục, các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm phục vụ tốt hơn nữa cho công tác giảng dạy. * BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trong quá trình rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: GV cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Giáo viên luôn phải tìm ra những phương pháp dạy cho từng đối tượng, từng lớp cho phù hợp, khai thác kĩ, mở rộng kiến thức bài dạy để thu hút học sinh. Luôn chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, phong phú, tập kĩ sử dụng đàn đệm cho các bài hát, các động tác phụ hoạ trước khi lên lớp. Lên lớp giáo viên phải nhẹ nhàng thoải mái, nhưng phải có thái độ nghiêm túc trong giảng dạy. Không doạ nạt gò ép học sinh. Thường xuyên tuyên dương, khen ngợi khích lệ kịp thời. Tạo điều kiện cho học sinh được tham gia nhiều hoạt động âm nhạc, nhất là học sinh cá biệt. Lấy học sinh làm trung tâm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Giáo viên âm nhạc phải là những nhà sư phạm mẫu mực về lối sống và nhân cách. PHẦN C: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Kết luận: Trên đây là “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh Tiểu học” mà tôi đã tiến hành trong năm học qua. Việc rèn luyện nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, có lòng nhiệt tình tận tâm với nghề nghiệp thì mới đạt được kết quả như ý muốn, phong trào ca hát phải được duy trì thường xuyên, liên tục, trong các buổi học và gắn liền với các hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Tôi hy vọng rằng kinh nghiệm nhỏ này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn âm nhạc và các hoạt động văn nghệ trong nhà trường cho học sinh tiểu học./. Kiến nghị. “Một số những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh Tiểu học” là một hình thức đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên để thành công rất cần sự phối hợp và tham gia của các cấp quản lí, giáo viên mà cụ thể là những phương tiện giảng dạy. Để tăng thêm hiệu quả giờ dạy và giáo dục âm nhạc, tôi rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa tới cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy âm nhạc như phòng học chức năng, video, máy nghe nhạc, các loại nhạc cụ có chức năng hiện đại để sử dụng trong việc dạy học.... Tạo điều kiện cho chúng tôi có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp như tập huấn nâng cao chuyên môn, tổ chức chuyên đề.... Người viết Nghiêm Thị Hường DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Âm nhạc với trẻ em - Tác giả Phạm Tuyên. Phương pháp dạy học âm nhạc cho học sinh Tiểu học-Tác giả Hoàng Long. Sách âm nhạc lớp 4 - 5 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG TH TAM TIẾN. ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG HUYỆN YÊN THẾ. ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_lu.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh trường Tiểu.pdf